Niên vụ cà phê 2015 - 2016 thấp thỏm nỗi lo

Thống kê của cơ quan chuyên môn, toàn tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 79.770 ha cà phê; trong đó cà phê đang trong giai đoạn kinh doanh chiếm 76.522,9 ha, còn lại là diện tích vừa tái canh, trồng mới.
Theo quy luật, hàng năm thường đến trung tuần tháng 11 (Dương lịch) mới đến vụ thu hoạch rộ cà phê; tuy nhiên, năm nay mọi thứ đã thay đổi.
Nhiều diện tích chín sớm buộc người trồng cà phê phải tận dụng nguồn nhân công gia đình để thu hoạch, chưa kể diện tích cà phê thu bói.
Việc thu hoạch sớm này xuất phát từ diễn biến thời tiết năm nay.
Mưa trái vụ làm cà phê ra hoa sớm rồi tình trạng hạn hán thiếu nước tưới đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh trưởng và phát triển của cây cà phê, dẫn đến hiện tượng cà phê chín sớm.
Đặc biệt do phải thu hoạch sớm nên giá cà phê hiện nay đang thấp hơn so với đầu vụ năm ngoái từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng/kg tươi.
Nông dân đang rất lo lắng khi còn khoảng 1 tháng nữa sẽ bước vào giai đoạn thu hoạch chính.
Đang thuê 2 nhân công vừa hái trái bói vừa hái những cây chín sớm khác thường so với mọi năm, ông Vương Văn Bảy (thôn 19, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) cho hay:
Do cà phê chín sớm, vì vậy phải thuê người đi hái trong thời điểm này cũng hơi bất ngờ, gia đình cũng vừa về quê tìm người lên hái giúp.
Với 3 ha hiện có, mỗi năm gia đình đầu tư mỗi ha khoảng 30 triệu đồng, chưa tính tiền công làm cỏ, cành và thu hoạch…
Hiện nay giá cà phê đang xuống thấp và thường dao động ở mức từ 5.000 đồng đến 6.000 đồng/kg tươi và luôn thay đổi từng ngày.
Với mức giá này, hầu hết người trồng cà phê may lắm thì huề vốn.
Mỗi năm gia đình thu được khoảng 15 tấn cà phê nhân, nhưng năm nay dự kiến chỉ thu hoạch được khoảng 9 tấn, giảm gần 30% so với vụ trước.
Còn ông Nguyễn Văn Tài (thôn 1, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) cho hay: Giá cả hiện nay rất khó lường, mỗi ngày một giá.
Nếu giá như thế này người trồng cà phê chúng tôi chỉ huề vốn, có lãi cũng không bao nhiêu vì giá thuê nhân công thu hái ở mức 150.000 đồng/ngày.
Là một trong những cơ sở chuyên thu mua cà phê, ông Trần Đăng Khoa (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) cho biết: Năm nay người dân hái sớm nên thu mua cũng sớm hơn mọi năm.
Trung bình mỗi ngày cơ sở thu mua khoảng 300 đến 400kg.
Cà phê bị thiếu nước tưới nên nhân cũng nhỏ hơn.
Đặc biệt, giá cả thấp và luôn thay đổi khiến người trồng cà phê gặp không ít khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 3 năm trở lại đây, khi chủ trương xóa bỏ lò gạch thủ công được thực hiện, gia đình ông Phạm Văn Việt cũng như bao gia đình khác vùng đất Gia An (Tánh Linh) đã xóa bỏ lò gạch thủ công.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Phụ nữ huyện Ba Bể là xây dựng và nhân rộng các mô hình phụ nữ phát triển kinh tế. Do đó, nhiều mô hình thực hiện thành công đã góp phần giúp hội viên phụ nữ thoát nghèo, vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) từ năm trước đã nổi tiếng với những “đại gia” nổi lên từ nuôi tôm chân trắng. Nhưng đến nay, nghề nuôi tôm ở Móng Cái còn được biết đến bởi những cách làm mới, hiệu quả hơn. Đó là phương thức nuôi tôm mùa đông trong nhà kín, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trồng thuỷ sản.

Theo Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), vùng chuyên canh các giống hồng ăn trái của Đà Lạt và vùng phụ cận có thể ghép cải tạo với 2 giống hồng mới của Nhật Bản đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, có tên là Fuyu và Jiro.

Xuất nhập khẩu nước này đã bất ngờ giảm trong tháng 3, khi Thủ tướng Lý Khắc Cường cố gắng bình ổn nền kinh tế trước nguy cơ tăng trưởng chậm nhất kể từ khủng hoảng tài chính.