Niên Vụ 2014 - 2015, Năng Suất Mía Nguyên Liệu Vùng Mía Đường Lam Sơn Ước Đạt 72 Tấn/ha

Thời gian qua, trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu đã được phê duyệt, các huyện vùng mía đường Lam Sơn đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển mía nguyên liệu phù hợp với quy hoạch chung của toàn vùng cũng như quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp của tỉnh.
Các địa phương đã chuyển diện tích đất có độ dốc hơn 15o; diện tích trồng mía không hiệu quả ở đất đồi thấp, đất bãi, đất ruộng, đất màu... sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn, như: ngô, cỏ chăn nuôi, cây ăn quả... Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã nghiên cứu và phối hợp với các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư giống, phân bón... nhằm khuyến khích các hộ trồng mía đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả cây mía nguyên liệu. Trong đó, công ty tăng cường công tác du nhập, khảo nghiệm chọn lọc giống phù hợp với điều kiện sinh thái, phục tráng và nhân giống mía đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cung cấp cho sản xuất đại trà...
Niên vụ 2014 – 2015, diện tích mía nguyên liệu vùng mía đường Lam Sơn trồng đạt 13.941, giảm 2.337 ha so với niên vụ 2013 – 2014; năng suất ước đạt 72 tấn/ha, tăng 10 tấn/ha; sản lượng ước đạt 1,003 triệu tấn, giảm 7.000 tấn. Hiện Công ty CP Mía đường Lam Sơn, các địa phương trong vùng đang chuẩn bị để điều hành thu hoạch, vận chuyển, thu mua, chế biến mía nguyên liệu niên vụ 2014 – 2015 từ nửa cuối tháng 11, đầu tháng 12 tới.
Có thể bạn quan tâm

Riêng 10 tháng đầu năm 2014, Hạt Kiểm lâm Quan Hóa đã cung ứng vật tư, cây giống “đầu vào”, chỉ đạo, tổ chức cho các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp các xã như Thành Sơn, Trung Thành, Phú Xuân, Nam Động trồng mới được 200 ha (hoàn thành kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2014 do UBND tỉnh giao).

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn, ông Đàm Ngọc Hưng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Yên, cho biết, hiện Hàm Yên có 4.000 ha cam sành, trong đó có 2.400 ha cam đang cho thu hoạch.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) vừa chính thức công bố phê duyệt và cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học (ATSH) cho hai sự kiện ngô biến đổi gen (BĐG) GA21 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto). Các sự kiện ngô biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học lần này đều mang đặc tính chống chịu thuốc trừ cỏ.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, nông dân ở một số vùng trồng càphê trong tỉnh đang bước vào cao điểm thu hoạch. Trong khi đó, giá càphê bán tại vườn được các thương lái thu mua ở mức cao từ 40.000-41.000 đồng/kg, so với tuần trước tăng gần 2.000 đồng/kg.

Tin vui đến với người nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là Cty TNHH Công Thảo, tỉnh Vĩnh Long đã thống nhất ký kết hợp đồng bước đầu với 8 hộ để thu mua tổng cộng 30 tấn tôm càng xanh thương phẩm.