Niên Vụ 2014 - 2015, Năng Suất Mía Nguyên Liệu Vùng Mía Đường Lam Sơn Ước Đạt 72 Tấn/ha

Thời gian qua, trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu đã được phê duyệt, các huyện vùng mía đường Lam Sơn đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển mía nguyên liệu phù hợp với quy hoạch chung của toàn vùng cũng như quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp của tỉnh.
Các địa phương đã chuyển diện tích đất có độ dốc hơn 15o; diện tích trồng mía không hiệu quả ở đất đồi thấp, đất bãi, đất ruộng, đất màu... sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn, như: ngô, cỏ chăn nuôi, cây ăn quả... Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã nghiên cứu và phối hợp với các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư giống, phân bón... nhằm khuyến khích các hộ trồng mía đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả cây mía nguyên liệu. Trong đó, công ty tăng cường công tác du nhập, khảo nghiệm chọn lọc giống phù hợp với điều kiện sinh thái, phục tráng và nhân giống mía đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cung cấp cho sản xuất đại trà...
Niên vụ 2014 – 2015, diện tích mía nguyên liệu vùng mía đường Lam Sơn trồng đạt 13.941, giảm 2.337 ha so với niên vụ 2013 – 2014; năng suất ước đạt 72 tấn/ha, tăng 10 tấn/ha; sản lượng ước đạt 1,003 triệu tấn, giảm 7.000 tấn. Hiện Công ty CP Mía đường Lam Sơn, các địa phương trong vùng đang chuẩn bị để điều hành thu hoạch, vận chuyển, thu mua, chế biến mía nguyên liệu niên vụ 2014 – 2015 từ nửa cuối tháng 11, đầu tháng 12 tới.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn huyện chỉ mới xuất hiện những cơn mưa dông đầu mùa, đất chưa đủ độ ẩm nhưng nhiều người dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ồ ạt xuống giống một số cây trồng vụ mùa; trong đó chủ yếu là cây mì, sau đó gặp nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha mì chết và chậm phát triển vì thiếu nước. Những ngày qua, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, phần nào giải cơn khát cho cây trồng thì cũng là điều kiện cho các dịch bệnh gây hại cây trồng xuất hiện.

Ông Hồ Thành Phi, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cho biết: Do hiệu quả kinh tế cây mía thấp, Công ty cổ phần đường Bình Định (BISUCO) thiếu quyết tâm đầu tư nên nông dân trong vùng nguyên liệu mía của huyện đã phá bỏ mía chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, khiến cho diện tích mía nguyên liệu bị giảm mạnh.

Năm 2014, vụ lúa trên đất nuôi tôm của người dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau tuy không được như mong đợi, nhưng tính hiệu quả bền vững của mô hình sản xuất kết hợp này nhiều năm qua đã khẳng định được vị thế trong lòng người dân ở những vùng chuyển dịch. Chính vì thế, năm 2015, người dân trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì và phát triển vụ lúa - tôm.

Nhằm giải quyết tốt đầu ra ổn định cho các nông sản hàng hóa chủ lực của địa phương, Tiền Giang đang triển khai dự án "Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, sơ chế gắn với tiêu thụ sản phẩm" tại HTX sầu riêng Ngũ Hiệp. Tổng kinh phí dự án trên 170 triệu đồng, trong đó vốn đối ứng của HTX hơn 92 triệu đồng. Thời gian triển khai dự án từ tháng 8 - 12/2015.

Sau một thời gian thông tin trái cây bị nhúng hóa chất cho mau chín và bảo quản được lâu tạm lắng xuống thì những ngày qua trên mạng xã hội, một loạt hình ảnh chụp cận cảnh trái sầu riêng ngâm trong thùng hóa chất màu vàng được share (chia sẻ) với tốc độ chóng mặt. Những hình ảnh này cùng với lời cảnh báo các công ty xuất khẩu trái cây của Trung Quốc đang sử dụng một loại hóa chất độc hại để làm chín các loại trái như sầu riêng, mít, chuối, xoài, táo… khiến người tiêu dùng vô cùng lo lắng.