Niên Vụ 2014 - 2015, Năng Suất Mía Nguyên Liệu Vùng Mía Đường Lam Sơn Ước Đạt 72 Tấn/ha

Thời gian qua, trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu đã được phê duyệt, các huyện vùng mía đường Lam Sơn đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển mía nguyên liệu phù hợp với quy hoạch chung của toàn vùng cũng như quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp của tỉnh.
Các địa phương đã chuyển diện tích đất có độ dốc hơn 15o; diện tích trồng mía không hiệu quả ở đất đồi thấp, đất bãi, đất ruộng, đất màu... sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn, như: ngô, cỏ chăn nuôi, cây ăn quả... Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã nghiên cứu và phối hợp với các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư giống, phân bón... nhằm khuyến khích các hộ trồng mía đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả cây mía nguyên liệu. Trong đó, công ty tăng cường công tác du nhập, khảo nghiệm chọn lọc giống phù hợp với điều kiện sinh thái, phục tráng và nhân giống mía đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cung cấp cho sản xuất đại trà...
Niên vụ 2014 – 2015, diện tích mía nguyên liệu vùng mía đường Lam Sơn trồng đạt 13.941, giảm 2.337 ha so với niên vụ 2013 – 2014; năng suất ước đạt 72 tấn/ha, tăng 10 tấn/ha; sản lượng ước đạt 1,003 triệu tấn, giảm 7.000 tấn. Hiện Công ty CP Mía đường Lam Sơn, các địa phương trong vùng đang chuẩn bị để điều hành thu hoạch, vận chuyển, thu mua, chế biến mía nguyên liệu niên vụ 2014 – 2015 từ nửa cuối tháng 11, đầu tháng 12 tới.
Có thể bạn quan tâm

Với đàn chim trĩ gần 100 con, trong đó có 60 chim mái đang trong giai đoạn đẻ trứng, sau khi trừ chi phí thì lợi nhuận mỗi năm từ việc bán con giống và chim trưởng thành ước từ 70 - 100 triệu đồng/năm.

Không có ngành, lĩnh vực nào phát triển “thần tốc” như ngành sản xuất cá tra. Nó đã từng giúp cho hàng ngàn nông dân trở nên giàu có, hàng trăm doanh nghiệp (DN) ăn nên làm ra, giúp ngành thủy sản cả nước luôn giữ tốc độ phát triển cao, trong khoảng 10 năm (2002- 2012).

Mặc dù giá trị kinh tế không cao như nuôi thuỷ sản nhưng cây chuối ở Cà Mau có diện tích lớn nhất so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, với khoảng 5.000 ha, tập trung nhiều ở 3 huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình.

Xã Tân Công Sính (huyện Tam Nông - Đồng Tháp) có kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài việc đồng áng, nhiều phụ nữ còn thời gian nhàn rỗi. Nhằm tạo thêm việc làm, năm 2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tư vấn giới thiệu mô hình nuôi ong cho các chị phụ nữ trong xã.

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã giúp nông dân nâng cao chất lượng lúa gạo, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí trong khâu thu hoạch. Song, do máy gặt đập liên hợp phun rơm ra đồng ruộng trên diện rộng, khó thu gom sử dụng cho các mục đích sản xuất khác nên nguồn rơm này hầu như bị bà con nông dân bỏ phí hoặc đốt bỏ tại đồng gây ô nhiễm môi trường. Cách làm gây lãng phí này đang được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ quan tâm tìm cách giải quyết.