Niềm Vui Mùa Cá Cơm

Những ngày này, ngư dân xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi) phấn khởi cho tàu ra khơi đánh bắt cá cơm. Sau chuyến biển, nhiều tàu thu về lãi lớn.
Sáng sớm tinh mơ, tại cảng cá Tịnh Kỳ, nhiều tàu đánh bắt cá cơm tấp nập vào bến bán cá. Cá vừa được ngư dân bủa lưới trong đêm nên rất tươi ngon. Chuyện thỏa thuận giá cả giữa thương lái với chủ tàu cũng diễn ra suôn sẻ. Chủ tàu Trần Tấn Thành, ngụ thôn An Vĩnh cho biết: “Năm nay cá cơm tương đối nhiều.
“Biển giả” lúc được lúc mất là chuyện bình thường, nhưng nhìn chung thì mỗi chuyến biển, bèo gì anh em cũng đánh được hơn 1 tấn cá cơm. Chuyến này, trừ hết chi phí xăng dầu, nhu yếu phẩm tiêu tốn khoảng 6 triệu đồng, anh em cũng lận lưng được một khoản kha khá”.
Theo nhiều ngư dân, những tháng cuối năm là thời điểm cá cơm quần tụ về vùng biển Quảng Ngãi nhiều nhất. Thời gian này, nếu thấy tiết trời êm, khoảng 15 giờ, ngư dân cho tàu ra khơi. Tàu chạy cách bờ khoảng 15 hải lý là có thể tìm được những luồng cá cơm trú ngụ dày đặc.
Chủ tàu Trương Thành Vương, ngụ thôn An Vĩnh chia sẻ: “Mấy hôm nay cá cơm xuất hiện rất nhiều, ngư dân ví von vụ cá cơm này là quà Tết mà biển khơi “lì xì” cho tụi tui. Tàu thuyền của bà con miền biển mình ngày càng hiện đại, cùng với kinh nghiệm đúc kết trong nhiều năm đi biển, những chuyến ra khơi thường trúng lớn. Về thị trường tiêu thụ, ngư dân cũng không phải âu lo nhiều. Chuyến này đánh bắt được gần 2 tấn, với giá bán 20 nghìn đồng/kg, thu được lãi cao, anh em ai nấy đều mừng”.
Ông Võ Minh Vương - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ cho biết: Toàn xã có khoảng 100 tàu thuyền chuyên hành nghề đánh bắt cá cơm. Cá cơm được người tiêu dùng rất ưa chuộng, thị trường tiêu thụ rộng, ngoài bán trong nước, cá cơm sau khi sơ chế còn được xuất khẩu đi nước ngoài, tạo công ăn việc làm và thu nhập khấm khá cho nhiều lao động địa phương. Riêng trong năm 2014, sản lượng đánh bắt thủy sản của xã đạt khoảng 17.000 tấn, cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân sinh thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đầu diện tích đã và đang là đòi hỏi mà ngay cả ngành quản lý đến người sản xuất cần thực hiện.

Trên cở sở học tập kinh nghiệm từ mô hình đã cho hiệu quả tại tỉnh Bình Thuận, Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải đã triển khai thí điểm mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Xuân Hải. Tuy bước đầu được trồng thí điểm trên diện tích 3 sào với 5 hộ tham gia, thế nhưng do hiệu quả cao hơn so với cây trồng khác nên thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người dân địa phương.

Năm 2000 tổ hợp tác góp vốn làm ăn tập thể theo khả năng của từng hộ, vì vốn ít, sản xuất muối bình thường nên nguồn thu không cao. Năm 2010 Tổ hợp tác xã Hiệp Phát với 8 thành viên tham gia góp hơn 4 tỉ đồng để sản xuất 8 ha muối trải bạt.

Một ngày giữa tháng 8, chúng tôi đến thăm Câu lạc bộ trồng táo xã Nhơn Hải (Ninh Hải). Với nụ cười rạng rỡ, tay bắt mặt mừng, ông Nguyễn Phế, Chủ nhiệm CLB lại thông báo thêm một tin vui: “Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh, ngày 9-8 vừa qua, chúng tôi đã thành lập HTX trồng táo Mỹ Khánh, với sự tham gia của 20 xã viên vốn là các thành viên của CLB trồng táo trước đây, với tổng diện tích trồng táo là 13 ha”.

Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình trồng bắp lai thương phẩm, đến nay người dân xã Phước Đại (Bác Ái) đã thu hoạch với năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao.