Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Niềm Vui Mùa Cá Cơm

Niềm Vui Mùa Cá Cơm
Ngày đăng: 20/01/2015

Những ngày này, ngư dân xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi) phấn khởi cho tàu ra khơi đánh bắt cá cơm. Sau chuyến biển, nhiều tàu thu về lãi lớn.

Sáng sớm tinh mơ, tại cảng cá Tịnh Kỳ, nhiều tàu đánh bắt cá cơm tấp nập vào bến bán cá. Cá vừa được ngư dân bủa lưới trong đêm nên rất tươi ngon. Chuyện thỏa thuận giá cả giữa thương lái với chủ tàu cũng diễn ra suôn sẻ. Chủ tàu Trần Tấn Thành, ngụ thôn An Vĩnh cho biết: “Năm nay cá cơm tương đối nhiều.
“Biển giả” lúc được lúc mất là chuyện bình thường, nhưng nhìn chung thì mỗi chuyến biển, bèo gì anh em cũng đánh được hơn 1 tấn cá cơm. Chuyến này, trừ hết chi phí xăng dầu, nhu yếu phẩm tiêu tốn khoảng 6 triệu đồng, anh em cũng lận lưng được một khoản kha khá”.
Theo nhiều ngư dân, những tháng cuối năm là thời điểm cá cơm quần tụ về vùng biển Quảng Ngãi nhiều nhất. Thời gian này, nếu thấy tiết trời êm, khoảng 15 giờ, ngư dân cho tàu ra khơi. Tàu chạy cách bờ khoảng 15 hải lý là có thể tìm được những luồng cá cơm trú ngụ dày đặc.
Chủ tàu Trương Thành Vương, ngụ thôn An Vĩnh chia sẻ: “Mấy hôm nay cá cơm xuất hiện rất nhiều, ngư dân ví von vụ cá cơm này là quà Tết mà biển khơi “lì xì” cho tụi tui. Tàu thuyền của bà con miền biển mình ngày càng hiện đại, cùng với kinh nghiệm đúc kết trong nhiều năm đi biển, những chuyến ra khơi thường trúng lớn. Về thị trường tiêu thụ, ngư dân cũng không phải âu lo nhiều. Chuyến này đánh bắt được gần 2 tấn, với giá bán 20 nghìn đồng/kg, thu được lãi cao, anh em ai nấy đều mừng”.
Ông Võ Minh Vương - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ cho biết: Toàn xã có khoảng 100 tàu thuyền chuyên hành nghề đánh bắt cá cơm. Cá cơm được người tiêu dùng rất ưa chuộng, thị trường tiêu thụ rộng, ngoài bán trong nước, cá cơm sau khi sơ chế còn được xuất khẩu đi nước ngoài, tạo công ăn việc làm và thu nhập khấm khá cho nhiều lao động địa phương. Riêng trong năm 2014, sản lượng đánh bắt thủy sản của xã đạt khoảng 17.000 tấn, cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra.


Có thể bạn quan tâm

Cao Phong (Hòa Bình) phát triển cam VietGAP hướng ra thị trường lớn Cao Phong (Hòa Bình) phát triển cam VietGAP hướng ra thị trường lớn

Trong hành trình xây dựng Cam Cao Phong trở thành một thương hiệu có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn, chứng nhận VietGAP được coi là cột mốc quan trọng giúp nâng tầm giá trị của thương hiệu Cam Cao Phong. Đến thời điểm này, trong hàng nghìn ha cam đang được canh tác hiệu quả trên đất Cao Phong mới chỉ có gần 50 ha được chứng nhận VietGAP.

18/08/2015
Nâng cao chất lượng mãng cầu Xiêm Nâng cao chất lượng mãng cầu Xiêm

Cây mãng cầu Xiêm được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, địa phương đang quy hoạch mở rộng vùng chuyên canh, chuyển giao kỹ thuật trồng, hình thành các tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Xiêm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông trên thị trường.

18/08/2015
Trồng sắn bền vững trên đất đồi Trồng sắn bền vững trên đất đồi

Từ kết quả ứng dụng tiến bộ KHKT vào SX, mô hình canh tác sắn bền vững trên đất đồi đã được chuyển giao cho nông dân tỉnh Khánh Hòa thông qua dự án KH-CN giai đoạn 2013-2015…

18/08/2015
Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới

Nhằm tăng cường ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, UBND tỉnh Đồng Tháp tập trung đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật nông nghiệp hữu cơ.

18/08/2015
Lúa VN 121 ngắn ngày, chất lượng Lúa VN 121 ngắn ngày, chất lượng

2 năm qua, tỉnh Bình Định liên tục đưa giống lúa thuần VN 121 vào mô hình trình diễn với diện tích lớn.

18/08/2015