Niềm Vui Mùa Biển Mới

Mùa biển mới năm 2015, TP Tuy Hòa (Phú Yên) có hơn 140 tàu câu cá ngừ đại dương đang hoạt động trên biển. Một số tàu về bến với sản lượng cao, ngư dân phấn khởi vì chi phí chuyến biển thấp hơn trước đây nhờ giá dầu giảm, việc khai thác gặp nhiều thuận lợi.
Những ngày này, tại cảng cá phường 6 và Đông Tác (TP Tuy Hòa) nhộn nghịp hẳn lên, không khí làm việc rất khẩn trương. Ngư dân chuyển ngư cụ, nhu yếu phẩm lên tàu cho chuyến biển đầu tiên của năm 2015. Một số chủ tàu cho người chuyển cá từ tàu lên bờ bán cho các đầu nậu sau chuyến biển dài ngày.
Ông Phan Thành Đắc, chủ tàu PY96077TS ở phường 4 (TP Tuy Hòa), cho biết: “Tàu tôi xuất bến đánh bắt chuyến đầu năm 2015 từ ngày 5/1 vừa vào bờ, với 63 con cá ngừ đại dương, tổng trọng lượng hơn 3,2 tấn. Với giá cá 145.000 đồng/kg loại 1, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 300 triệu đồng. Chúng tôi nghỉ ngơi vài ngày rồi tiếp tục ra khơi cho chuyến biển thứ 2”.
Tàu cá PY96317TS của Hợp tác xã Nghề cá Quyết Thắng (TP Tuy Hòa) cũng cập cảng sáng 27/1 với đầy ắp cá. Theo thuyền trưởng Phạm Hùng cho biết, tàu xuất bến vào ngày 5/1, câu được 52 con cá ngừ đại dương, tổng trọng lượng gần 2,2 tấn, lãi hơn 150 triệu đồng.
Theo ông Phan Thành Đắc, chuyến biển đem lại thu nhập cao là nhờ giá dầu giảm hơn 10.000 đồng/lít, ra khơi lại gặp luồng cá. “Với chuyến biển này, tàu cá tôi tiêu tốn gần 7.500 lít dầu, giảm khoảng 75 triệu đồng so với trước đây. Nếu giá dầu ổn định ở mức này thì ngư dân có điều kiện vươn khơi bám biển dài ngày”, ông Phan Thành Đắc nói.
Trung úy Nguyễn Lê Trúc Thân, Trạm trưởng Trạm kiểm soát biên phòng Đà Rằng (Đồn Biên phòng Tuy Hòa), cho biết: “Tính từ ngày 5/1 đến nay có 146 tàu câu cá ngừ đại dương của TP Tuy Hòa xuất bến đánh bắt vụ mới. Trong 3 tàu vừa vào bến, chỉ có tàu PY90151TS của ông Trần Văn Tâm ở phường 6 (TP Tuy Hòa) bị lỗ tổn.
Tàu này xuất bến ngày 5/1 và về bến ngày 26/1 chỉ đánh bắt được 3 con cá ngừ đại dương. Nguyên nhân là do tàu bị hỏng máy nên không thể khai thác. Các tàu câu cá ngừ của TP Tuy Hòa tiếp tục ra khơi, những tàu đang hoạt động trên biển sẽ vào bờ trước Tết Nguyên đán. Qua trao đổi qua bộ đàm, đa số các tàu gặp nhiều thuận lợi, nhiều tàu trúng luồng cá”.
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết: “Mục tiêu của năm 2015 của tỉnh là đạt khoảng 5.500 tấn. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh tiếp tục triển khai các chính sách phát triển ngành Thủy sản theo hướng bền vững gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; khuyến khích ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu cá, từng bước đổi mới công nghệ khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch”.
Có thể bạn quan tâm

Vụ ĐX 2014 - 2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam phối hợp với Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam và Trạm KN-KN huyện Nông Sơn triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai CP 888 và CP 333.

Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc.

Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.
Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, diện tích trồng mía trong tỉnh giảm dần từ 13.000 ha năm 2013 xuống còn 11.500 ha năm 2014. Nguyên nhân chính là do giá mía xuống thấp, nông dân chuyển từ mía sang trồng các loại cây khác.