Niềm Vui Cuối Mùa Câu

Cuối năm, biển Cửa Tùng (Vĩnh Linh, Quảng Trị) trở nên rét lạnh, trời âm u, mọi hoạt động mưu sinh tại thị trấn dường như chậm lại. Tuy vậy, trong cái rét căm của xứ biển, nhiều ngư dân nơi đầu sóng ngọn gió vẫn tiếp tục vượt những con sóng lớn, hòa mình với những cơn mưa, hứng chịu những cơn gió lạnh thổi thẳng vào người, vững vàng tiến ra khơi xa để câu những mẻ cá lớn, để kết thúc những ngày cuối cùng của mùa câu.
Những ngày cuối của mùa câu cũng là khoảng thời gian câu cá khó nhọc nhất của các ngư dân. Vì thời gian này ra khơi rất lạnh, sóng to, cá ít hơn và thời gian câu cá trong ngày cũng được rút ngắn vì biển động. Dù nghề câu đòi hỏi tính kiên trì, kỹ thuật, chịu khó nhưng cũng là hình thức đánh bắt thú vị nhất, đầu tư ít tốn kém mà vẫn cho thu nhập khá cao.
Vào mỗi buổi chiều, khi các thuyền câu cập bến, cảng cá Cửa Tùng lại nhộn nhịp, náo nhiệt bởi hình ảnh người vợ đon đả đón chồng, các thùng cá đầy ắp được quy tụ về cân bán, rồi mọi người chia nhau những khoản thu nhập trong một ngày lao động, các ngư dân cười đùa với nhau, tiếng mua bán lao xao, mọi thứ tạo thành một tạp âm đặc biệt, làm nổi bật một góc nhỏ nơi vùng biển Cửa Tùng giữa mùa đông lạnh giá.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm tái cơ cấu ngành trồng trọt, tỉnh Thanh Hóa đã trích ngân sách 17 tỷ đồng hỗ trợ SX vụ đông (gồm giống ngô, đậu tương và mô hình liên kết SX, bao tiêu sản phẩm).

Chiều 16/9, qua tổng hợp nhanh, Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết, mưa lớn kèm gió mạnh đã làm 3.440 ha lúa hè thu của nhân dân trên địa bàn bị ngập úng, ngã đổ.

Lúa là cây trồng chủ lực ở Phú Yên, song hiệu quả kinh tế mang lại rất thấp, do bộ giống cũ, mật độ sạ cao làm tăng chi phí đầu vào, tăng phân bón và thuốc BVTV.

Nước lũ về cũng là lúc nhiều hộ dân làm nghề đóng đáy cá linh… ở An Giang, Đồng Tháp vào vụ. Năm nay, nước lũ không nhiều như các năm trước nên ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt.

Phường Xuân Thành thành lập từ cuối tháng 8/2009 khi Sông Cầu được Chính phủ công nhận là thị xã.