Niềm Vui Của Người Trồng Cây Cà Phê

Những ngày đầu xuân, tới vùng trồng cây cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La đâu đâu cũng thấy bà con phấn khởi vì vụ vừa qua cà phê được giá. Nhiều diện tích cây cà phê trúng vụ năm 2014 đã cho thu lãi cả trăm triệu đồng/ha.
Đến xã Chiềng Ban (Mai Sơn), đi trên những con đường bê tông phẳng phiu uốn lượn quanh các bản, thỉnh thoảng chúng tôi lại thấy những ngôi nhà xây kiểu biệt thự bề thế, khang trang vẫn còn nguyên màu sơn mới nằm xen trong vườn cà phê xanh mướt đến tận sườn đồi.
Ghé thăm ngôi nhà 3 tầng mới xây trị giá 1,4 tỷ đồng ở bản Nong Nưa, được chủ nhà Lèo Văn Hặc, Bí thư chi bộ bản tiếp chuyện: Nhà có hơn 4 ha cây cà phê đang thời kỳ thu hoạch, năng suất 15 tấn/ha. Vụ vừa qua, gia đình đã thu được trên 60 tấn quả tươi, bán được hơn 700 triệu đồng, trừ hết chi phí cũng lãi được hơn 400 triệu đồng.
Bên cạnh đó, ông Hặc còn đầu tư xây 1 lò sấy công suất 4 tấn cà phê thóc/ngày và 3 chiếc ô tô tải loại 3,5 tấn, chuyên thu mua cà phê ở những nơi khác mang về sơ chế, tạo việc làm thường xuyên từ 10 - 20 lao động địa phương với mức lương trên 4 triệu đồng/người/tháng. Vụ cà phê vừa qua đã sơ chế được gần 200 tấn cà phê thóc, trừ hết chi phí còn thu lãi gần 300 triệu đồng.
Tới nhà ông Hoàng Văn Khạy, bản Củ 1, xã Chiềng Ban, được ông cho hay: nhà có 2 ha đất trồng cây cà phê đã thu hoạch quả được 5 năm, năng suất bình quân 15 tấn quả tuơi/ha/năm; vụ cà phê vừa qua, ông Khạy đã thu hoạch được 30 tấn quả, bán được 300 triệu, trừ tiền đầu tư mua phân bón, thuốc trừ sâu, công thu hái, ông Khạy cũng lãi hơn 200 triệu đồng.
Từ trồng cây cà phê, gia đình ông Khạy đã xây được nhà 2 tầng kiên cố khang trang và mua được tô tô tải, cùng nhiều đồ dùng sinh hoạt đắt tiền trong gia đình. Còn gia đình ông Hoàng Văn Thiện, Phó Bí thư Chi bộ bản Củ 4, xã Chiềng Ban cũng có 2,4 ha cây cà phê, vừa rồi cũng cho thu hoạch hơn 30 tấn quả, bán được hơn 300 triệu đồng, trừ chi phí cũng thu lã trên 200 triệu đồng.
Xã Chiềng Ban có 1.564 ha đất sản xuất, thì có tới 1.200 ha cà phê, năng suất đạt 12 - 15 tấn quả tươi/ha/năm. Với giá thu mua giao động từ 9 - 13 nghìn đồng/kg quả tươi, doanh thu từ cây cà phê trên địa bàn xã năm 2014 đạt trên 100 tỷ đồng. Tính riêng thu nhập bình quân đầu người từ cây cà phê trên địa bàn xã đã đạt 16 triệu đồng/người/năm.
Qua tổng kết, 1 ha cây cà phê cho thu nhập gấn 3,2 lần trồng sắn và gấp 2,4 lần trồng ngô 2 vụ. Nhờ trồng cây cà phê, đời sống của người dân đã được nâng lên rõ dệt; hiện nay, 100% hộ dân trong xã đã mua được xe máy và các vật dụng đắt tiền trong gia đình; đặc biệt, nhiều hộ đã mua được ô tô và xây được nhà kiên cố trị giá cả tỷ đồng...
Có thể thấy, cây cà phê ở xã Chiềng Ban nói riêng và cây cà phê ở tỉnh nói chung có chất lượng quả tốt, được thị trường ưa chuộng, mang lại thu nhập khá cao cho người nông dân. Tuy nhiên, hiện nay, việc sản xuất cà phê chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, hầu hết diện tích trồng cà phê chưa được tưới nước nên năng suất không ổn định.
Để cây cà phê cho năng suất, chất lượng cao, vừa qua tỉnh ta đã chọn Công ty cổ phần tưới Khang Thịnh là đơn vị đầu tư công nghệ tưới nhỏ giọt tiên tiến của Israel, triển khai thí điểm tưới cho 6 ha cây cà phê tại 6 hộ ở xã Chiềng Ban (Mai Sơn) để tăng năng suất cao và chất lượng quả tốt, hướng tới “Xây dựng cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê hữu cơ ARABICA huyện Mai Sơn”. Theo đánh giá, mô hình sẽ tiết kiệm từ 30 - 50% nước tưới, giảm từ 10 - 12% chi phí đầu tư phân bón và 10 - 15% chi phí nhân công; đáp ứng tốt nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây cà phê.
Nếu mô hình thành công sẽ giúp cây cà phê cho năng suất và chất lượng quả đạt tốt; đồng thời tiến tới xây dựng thương hiệu cà phê Sơn La để bán được giá cao và ổn định hơn, tránh hiện tượng “Được mùa mất giá, mất mùa được giá”. Đây cũng là tin vui đối với hàng nghìn hộ dân trồng cây cà phê ở tỉnh ta trong đầu năm Ất Mùi 2015 này.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 3/12/2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 61-KL/TW về thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”. Tháng 9/2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Kết luận 76 để chỉ đạo thực hiện… Kết quả thực hiện Đề án đã góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Lâm Đồng trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Theo chân anh Dũng - cán bộ xã Mậu Duệ (yên Minh), chúng tôi vượt qua gần 5km đường núi quanh co với độ dốc lớn từ trung tâm xã đến Khâu Piai, một thôn vùng cao của xã Mậu Duệ. Những năm gần đây, nhờ sự chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, năng suất lúa, ngô đã tăng đáng kể; sản lượng lương thực ngày một cao, đời sống của người dân cũng đỡ vất vả hơn.

Sau những chuyến đi chơi ở Bắc Bình và nhận thấy địa phương này có nhiều hộ nuôi dông sinh sản, tuy nhiên khâu thu hoạch dông con gặp phải những khó khăn, hiệu quả kinh tế mang lại không cao, anh Ngô Viết Năng đã về bàn bạc cùng các anh Tôn Văn Bảo, Trần Văn Nhân thuộc khu phố 2, phường Lạc Đạo, TP. Phan Thiết tìm ra một giải pháp thu hoạch mới.

Nấm cục trắng là loài hiếm thấy, lớn lên ở Italy và có kích thước thông thường bằng quả óc chó. Đây là một loại thực phẩm được ưa chuộng, các món ăn chứa thành phần nấm cục trắng thông thường có giá hàng trăm USD. Người phát hiện ra cây nấm cục "khổng lồ" này cho biết nó nằm sâu dưới lòng đất 4 inches (10cm).

Brazil có giá thành mía vào loại thấp nhất 12 USD/tấn nhờ tạo ra được 12 tấn đường/ha; Thái Lan 25 USD/tấn mía, 8 tấn đường/ha; trong khi Việt Nam chỉ tạo ra 5,4 tấn đường/ha nên giá thành mía lên đến 50 USD/tấn.