Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Chất Lượng Tôm Thẻ Chân Trắng Bố Mẹ

Nâng Cao Chất Lượng Tôm Thẻ Chân Trắng Bố Mẹ
Ngày đăng: 18/12/2014

Năm 2014, dịch bệnh trên tôm nước lợ vẫn diễn biến phức tạp. Theo Cục Thú y – Bộ NN&PTNT, tổng diện tích tôm bị bệnh trên cả nước tính đến tháng 2/2014 lên tới khoảng 22.600 ha, chiếm 3,33% tổng diện tích thả nuôi cả nước, trong đó nặng nhất là tôm sú với gần 60% diện tích bị bệnh. Đặc biệt, bệnh đốm trắng có chiều hướng phức tạp hơn, với diện tích bị bệnh tăng gấp 1,85 lần so với cùng kỳ năm 2013. Đặc biệt, trong năm 2014, với hiện tượng thời tiết thay đổi, nắng nóng kéo dài, đã xuất hiện hiện tượng tôm chậm lớn, có nơi nuôi đến 120 - 130 ngày mới có thể thu hoạch được. Một trong những nguyên nhân được người nuôi và các nhà khoa học đánh giá là do chất lượng tôm giống.

Trước tình trạng đó, để vụ tôm năm 2015 triển khai thuận lợi và có hiệu quả, ngày 12/12/2014, tại Bình Thuận, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận và Liên hiệp các hội KH&KT Bình Thuận tổ chức Hội thảo khoa học “Quy trình lai tạo, chọn lựa và giải pháp nâng cao chất lượng tôm thẻ chân trắng bố mẹ” nhằm tìm ra các nguyên nhân, giải pháp kiểm soát trong nuôi tôm nước lợ ở những vụ nuôi tiếp theo. Tham dự hội thảo có trên 200 đại biểu đại diện các nhà quản lý, nhà khoa học, các hiệp hội tôm giống, nuôi tôm tại các tỉnh có nghề nuôi tôm phát triển và đại diện một số nhà xuất khẩu tôm bố mẹ vào Việt Nam.

Theo ông Huỳnh Thanh Cảnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, để nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển một cách bền vững, chúng ta cần làm rõ thực trạng sản xuất tôm giống để chỉ ra những bất cập, hạn chế còn tồn tại, đưa ra những giải pháp căn cơ tập trung cho các nhóm đối tượng: nhà quản lý, nhà khoa học, các cơ sở sản xuất giống và kiểm soát các nhà xuất khẩu giống tôm bố mẹ vào Việt Nam.

Theo báo cáo của Hiệp hội tôm giống Bình Thuận, hiện nay nghề nuôi tôm còn tồn tại một số bất cập như: Chất lượng giống tôm chưa được kiểm soát một cách hiệu quả, sự phối hợp kiểm dịch giữa 3 tỉnh có nghề tôm giống phát triển mạnh là Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận chưa chặt chẽ; Người nuôi tôm thương phẩm vẫn còn tình trạng sử dụng hóa chất, thuốc thú y chưa đúng quy định; Hệ thống thủy lợi chưa được quy hoạch và đầu tư đúng mức, dẫn đến khó kiểm soát sự lan tràn dịch bệnh.

Tại Hội thảo, đại diện Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã giới thiệu hướng nghiên cứu và phát triển giống tôm chân trắng ở Việt Nam và một số kết quả bước đầu đạt được.

Cũng tại Hội thảo, đại diện công ty CP đã giới thiệu về quy trình lai tạo, chọn lọc giống tôm thẻ chân trắng để xuất khẩu vào Việt Nam. Theo đại diện Công ty này, chi phí cho chọn tạo giống tôm bố mẹ hàng năm của công ty lên tới khoảng 6,5 triệu USD với quy trình chọn tạo kỹ càng và được kiểm soát chặt chẽ.

Theo các đại biểu tham dự hội thảo, trong thời gian tới, cần kiểm soát chặt chẽ nguồn tôm bố mẹ nhập khẩu vào Việt Nam, thông tin rộng rãi cho người sản xuất về số lượng, xuất xứ nguồn gốc tôm nhập về. Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ việc ghi nhãn, bao bì trên tôm giống khi xuất bán cho người nuôi.

Đại diện Hiệp hội tôm giống kiến nghị các cơ quan quản lý cần tìm hiểu, khảo sát thực tế để chọn lựa thêm công ty sản xuất tôm bố mẹ trên thế giới có chất lượng để người nuôi có thêm sự lựa chọn khi mua tôm bố mẹ, tránh tình trạng khan hiếm, độc quyền; Có chiến lược phát triển đàn tôm bố mẹ tại Việt Nam, kiểm soát chặt chẽ, tránh tình trạng trà trộn tôm bố mẹ kém chất lượng vào các lô tôm đã được kiểm tra; Xử lý nghiêm những doanh nghiệp sản xuất Nauplius không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ tôm bố mẹ; Tôm giống khi xuất bán phải ghi rõ nhãn mác trước khi kiểm dịch.

Với những quyết tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học, người sản xuất giống, người nuôi và sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan. Hy vọng vụ tôm 2015 sắp tới sẽ đạt những kết quả khả quan, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra trong đề án tái cơ cấu ngành thủy sản.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân U Minh Phấn Khởi Vì Trúng Mùa Khoai Môn Nông Dân U Minh Phấn Khởi Vì Trúng Mùa Khoai Môn

Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi nên hầu hết diện tích khoai môn của người dân đều phát triển tốt. Hiện nay bà con đang bước vào vụ thu hoạch, đạt sản lượng khá cao nên người dân hết sức phấn khởi.

01/10/2014
Đắk Lắk Hướng Đến Nâng Cao Chất Lượng Và Giá Trị Cà Phê Buôn Ma Thuột Đắk Lắk Hướng Đến Nâng Cao Chất Lượng Và Giá Trị Cà Phê Buôn Ma Thuột

Với mục tiêu phát triển cà phê bền vững, trong thời gian qua các đơn vị thành viên của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã hướng hoạt động sản xuất theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới, nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và kim ngạch xuất khẩu.

01/10/2014
Nước Mặn Đang Xâm Nhập Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Thới Bình (Cà Mau) Nước Mặn Đang Xâm Nhập Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Thới Bình (Cà Mau)

Tính đến nay, huyện Thới Bình (Cà Mau) đã phát triển được 700 ha diện tích lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, đạt năng suất từ 6 đến 8 tấn/ha. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do chạy theo lợi nhuận kinh tế một số nơi người dân đang cải tạo đất để phá vỡ mô hình trên.

01/10/2014
Định Hướng Thông Tin Về Cây Trồng Biến Đổi Gen Định Hướng Thông Tin Về Cây Trồng Biến Đổi Gen

Mặc dù lợi ích của việc ứng dụng công nghệ biến đổi gen đối với cây trồng đã được khoa học và thực tế chứng minh, tuy nhiên vẫn còn không ít ý kiến trái chiều về lợi ích và sự an toàn của việc ứng dụng công nghệ này như: Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng lương thực truyền thống…

01/10/2014
Cho Trồng Bắp Biến Đổi Gen Ngành Chăn Nuôi Được Gì? Cho Trồng Bắp Biến Đổi Gen Ngành Chăn Nuôi Được Gì?

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho bắp (ngô) biến đổi gen (BĐG) MON 89034 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (thuộc tập đoàn Monsanto của Mỹ). Như vậy, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi giống bắp này sẽ được tung ra thị trường. Ngành chăn nuôi (bao gồm cả sản xuất thức ăn và chăn nuôi) Việt Nam được gì từ cuộc chơi này?

01/10/2014