Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Niềm vui an cư ở quê cũ

Niềm vui an cư ở quê cũ
Ngày đăng: 06/10/2015

An cư lạc nghiệp

Con đường bê tông dẫn vào làng Trà Hương (thôn Đại Khoan, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) phẳng tắp, tinh tươm.

Ngay dưới những nóc nhà kiên cố, người Ba Na đón khách bằng tiếng nhạc xập xình được phát ra từ những chiếc tivi mới sắm. Già làng Phan Chí Thành vui nói:

“Cuộc sống của người Ba Na giờ đã khá rồi, có xe, tivi mới nên ai cũng vui”.

Anh Trần Văn Miên đã biết làm kinh tế nhờ vào chăn nuôi, trồng trọt.  

Trong ký ức của già, hơn 10 năm về trước ông là người tiên phong di cư về quê cũ làng Trà Hương.

Đi theo ông có hơn 10 hộ dân, mang theo cơm, nước uống, băng rừng, lội suối trong nhiều ngày liền.

Lúc mệt nhọc, người Ba Na tá túc qua đêm trên nẻo đường tạm để có thể đặt chân đến nơi ở mới.

“Sống tại Trà Hương là về với nơi chôn rau cắt rốn, mảnh đất quê hương của chúng tôi. Lúc đầu khó khăn nhưng nhờ Nhà nước quan tâm hỗ trợ, người dân chăm chỉ làm ăn nên cuộc sống đã ổn định”- già Thành khoe.

Nổi tiếng làm kinh tế giỏi ở làng Trà Hương là anh Trần Văn Miên.

Nhờ vào cần cù học hỏi, gia đình anh đã sở hữu 5 con bò, hơn 10 con heo và quản lý 5 sào rừng, nhờ vậy mà đủ tiền trang trải để nuôi 4 đứa con ăn học.

“Về nơi ở mới, chúng tôi không còn tổ chức đám cưới tại nhà rông như trước đây nữa.

Thay vào đó là dựng rạp, thuê nhạc về tại làng đánh xập xình để bà con chung vui. Có giấy tờ tùy thân, bảo hiểm y tế đầy đủ nên hễ đau là đến bệnh viện chứ không nằm nhà tự chữa”- ông Miên chia sẻ.

Cũng có một số phong tục mà người Ba Na tại làng Trà Hương vẫn giữ. Đó là các lễ hội làng, đám cưới, đám hỏi, tết… họ đều đánh cồng chiêng, trống và sinh hoạt tại nhà rông.

Cả làng có hẳn đội cồng chiêng khoảng 16 người, già có, trẻ có. Theo họ, đó là cách để người trong làng dạy cho con cháu giữ gìn nét văn hóa Ba Na trên vùng đất mới.

 Sát vai giữ rừng

" Hiện làng Trà Hương đã có 14 hộ dân và 59  khẩu. Văn hóa của dân tộc Ba Na vẫn được giữ vững. Vào các ngày lễ hội vẫn đánh cồng chiêng..., tham gia các trò chơi bắn cung, nhảy múa...

Họ còn tích cực tham gia các cuộc thi, hội thao và đều đạt giải cao”. Ông Nguyễn Tấn Đạt

Từ khi có người Ba Na về sinh sống, khu rừng phòng hộ rộng hơn 7ha tại làng Trà Hương vắng bóng lâm tặc, tình trạng phá rừng đã không còn.

Để giữ bình yên cho khu rừng, ngày đêm, các anh Miên, Dũng, Bương và Mon (thành viên đội giữ rừng) vẫn chong đèn lặn lội vào rừng sâu để thăm nom từng khoảnh rừng.

Về nhà, họ còn tuyên truyền và vận động người dân trong làng chung tay giữ rừng.

Ông Nguyễn Tấn Đạt- Chủ tịch UBND xã Cát Lâm cho hay:

Xã đã cấp 600m2  ruộng/khẩu và 200m2 đất ở/hộ cho người dân Ba Na, đồng thời bà con còn được hỗ trợ để cất nhà. Giếng nước sạch, điện, đường, cầu… đã được xây dựng kiên cố để giúp người dân Ba Na ổn định tại nơi ở mới. 


Có thể bạn quan tâm

Cuối tháng 5, lô vải đầu tiên đi Mỹ Cuối tháng 5, lô vải đầu tiên đi Mỹ

Hiện Cục BVTV đang hoàn tất thủ tục mời các chuyên gia từ Úc, Mỹ sang Việt Nam, kiểm tra chất lượng của lô vải đầu tiên ngay tại nhà máy chiếu xạ.

28/05/2015
Chuối miền Tây lại khóc vì Trung Quốc ngừng mua Chuối miền Tây lại khóc vì Trung Quốc ngừng mua

Hiện nhiều hộ trồng chuối ở miền Tây Nam bộ đang khóc ròng, vì chuối rớt giá mạnh do thị trường Trung Quốc ngưng mua...

28/05/2015
Xuất khẩu 11,4 tỷ USD nông sản trong 5 tháng Xuất khẩu 11,4 tỷ USD nông sản trong 5 tháng

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 5 ước đạt 2,37 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 5 tháng lên 11,4 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2014.

28/05/2015
Bạn của biển khơi Bạn của biển khơi

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi gặp ông Trương Xuân Thiệt đó là một lão ngư quắc thước, vạm vỡ với làn da ngăm rám nắng. Chúng tôi bị cuốn hút bởi những câu chuyện bình dị về biển cả, về những lần ông xả thân cứu các thuyền viên và tình yêu mãnh liệt của ông với biển khơi, phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

28/05/2015
Hướng đến sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao Hướng đến sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao

Thành phố Đông Hà (Quảng Trị) hiện có diện tích trồng rau trên 146 ha, trong đó có khoảng 21 ha đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, sản lượng rau hàng năm đạt trên 3.200 tấn; giá trị thu nhập trên 1 ha diện tích canh tác rau đạt từ 100 - 120 triệu đồng, 1 ha rau an toàn đạt khoảng 300 - 350 triệu đồng.

28/05/2015