Những nông dân năng động

Từ hai bàn tay trắng, nhưng hiện nay ông Trần Văn Huynh, ở ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, đã sở hữu hơn 50 công ruộng, hơn 200 con gia súc, gia cầm các loại. Có được điều này là nhờ ông biết áp dụng mô hình đa canh khép kín và tùy vào thời điểm mà có mô hình canh tác phù hợp.
Cụ thể, trên diện tích ruộng, hàng năm, ông sạ 2 vụ lúa và nuôi 1 vụ cá. Rơm có được từ lúa dùng để chất nấm, phần bờ bao tận dụng trồng dưa hấu, riêng diện tích đất xung quanh nhà, ông làm chuồng thả nuôi gia súc, gia cầm. Với cách làm này đã giúp ông thu về hàng trăm triệu đồng/năm.
Ông Huynh cho biết: “Là nông dân mình phải học hỏi làm sao để có mô hình đa canh, ở đồng thì phải biết trồng lúa trồng màu và chăn nuôi. Ví dụ như nuôi thủy sản, gia súc gia cầm phải nuôi như thế nào để đạt được hiệu quả”. Để có được hiệu quả trong sản xuất, kinh nghiệm của ông là không ngừng học hỏi. Ông cho biết, nơi nào có lớp tập huấn là ông đều tham gia.
Không những vậy, hàng ngày lão nông này còn dành ra khoảng 2 giờ tra cứu thông tin trên mạng để tìm ra những mô hình hay, cách làm sáng tạo, kết hợp với tham quan thực tế, từ đó tùy theo tình hình của địa phương và điều kiện gia đình mà áp dụng. Nhờ không ngừng vượt khó, nên 11 năm liền ông được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, tỉnh. Mới đây ông vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước.
Còn với ông Nguyễn Hiền Mẫn, tên tuổi của ông ở Long Mỹ không ai không biết đến, đã thu lợi nhuận cao từ cây sầu riêng. Với hơn 7 công sầu riêng giống Ri 6 và sầu riêng sữa đang cho trái, mỗi năm, gia đình ông thu về hơn 300 triệu đồng. Chọn cách để trái chín cây nên dù số lượng không nhiều, nhưng chất lượng sầu riêng luôn đạt cao và bán được giá. Ưa chuộng hương vị sầu riêng chín cây, nên người dân đặt tên là sầu riêng Ba Mẫn. “Hồi trước cũng có nhiều người chở sầu riêng từ nơi khác đến bán tại chợ, nhưng người dân ăn sầu riêng của mình quen rồi, biết được chất lượng của nó như thế nào nên đề nghị mình để tên trên mỗi trái sầu riêng để dễ phân biệt, thấy hay nên gia đình áp dụng. Tôi rất quan trọng chất lượng, sầu riêng mình bán là phải ngon, đây cũng là phương châm canh tác của tôi”, ông Mẫn chia sẻ.
Tuy mô hình sản xuất khác nhau, nhưng những nông dân điển hình trên đều có điểm chung là không ngừng học hỏi, dám nghĩ, dám làm và nghị lực vươn lên. Ở tỉnh Hậu Giang, qua nhiều năm thực hiện phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, hiện đã có hơn 44.800 nông dân được công nhận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp vì có mô hình sản xuất hay, hiệu quả và thu nhập từ 100-500 triệu đồng trở lên. Từ phong trào này đã giúp nông dân đổi mới cách nghĩ, cách làm, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và từng bước thay đổi diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Song đáng buồn là cà phê của nước ta chủ yếu vẫn xuất khẩu thô, 93% sản phẩm xuất khẩu là cà phê nhân xô đã rang hoặc chưa rang. Cà phê hòa tan và các loại đã chế biến chỉ chiếm 7%. Trong khi đó, tình hình tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam còn rất thấp, chỉ chiếm 10% tổng sản lượng hằng năm.

Vừa qua, Công ty CP Nông trại Sinh thái Ecofam cùng một số ngành chuyên môn của huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đến gặp gỡ tiếp xúc hơn 60 nông dân 2 xã Tân Huề và Tân Hòa để thỏa thuận thu mua bắp lai mà Công ty đã triển khai liên kết gần 50ha của nông dân 5 xã cù lao vào đầu vụ xuân hè năm 2014.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết theo quy định tại Thông tư 128/2013 của Bộ Tài chính, hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam (hàng tái nhập) sẽ được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.

Dậu Dương là xã thuần nông của huyện Tam Nông (Phú Thọ) có phần lớn diện tích ruộng cạn đã được chuyển đổi sang trồng hoa màu, cây ăn quả. Cây táo lai được trồng từ lâu ở đây, mùa này dưới gốc táo, hoa màu vẫn xanh tốt nhờ sự năng động của nông dân, biết tận dụng diện tích đất trồng cây ăn quả để tránh lãng phí.

Để tăng nhịp độ nhập khẩu các mặt hàng nông sản, Nga áp mức thuế ưu đãi khoảng 0,8%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 13,2% trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây được xem là “cơ hội kép” để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu (XK) thủy sản vào Nga