Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những nông dân năng động

Những nông dân năng động
Ngày đăng: 23/06/2015

Từ hai bàn tay trắng, nhưng hiện nay ông Trần Văn Huynh, ở ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, đã sở hữu hơn 50 công ruộng, hơn 200 con gia súc, gia cầm các loại. Có được điều này là nhờ ông biết áp dụng mô hình đa canh khép kín và tùy vào thời điểm mà có mô hình canh tác phù hợp.

Cụ thể, trên diện tích ruộng, hàng năm, ông sạ 2 vụ lúa và nuôi 1 vụ cá. Rơm có được từ lúa dùng để chất nấm, phần bờ bao tận dụng trồng dưa hấu, riêng diện tích đất xung quanh nhà, ông làm chuồng thả nuôi gia súc, gia cầm. Với cách làm này đã giúp ông thu về hàng trăm triệu đồng/năm.

Ông Huynh cho biết: “Là nông dân mình phải học hỏi làm sao để có mô hình đa canh, ở đồng thì phải biết trồng lúa trồng màu và chăn nuôi. Ví dụ như nuôi thủy sản, gia súc gia cầm phải nuôi như thế nào để đạt được hiệu quả”. Để có được hiệu quả trong sản xuất, kinh nghiệm của ông là không ngừng học hỏi. Ông cho biết, nơi nào có lớp tập huấn là ông đều tham gia.

Không những vậy, hàng ngày lão nông này còn dành ra khoảng 2 giờ tra cứu thông tin trên mạng để tìm ra những mô hình hay, cách làm sáng tạo, kết hợp với tham quan thực tế, từ đó tùy theo tình hình của địa phương và điều kiện gia đình mà áp dụng. Nhờ không ngừng vượt khó, nên 11 năm liền ông được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, tỉnh. Mới đây ông vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước.

Còn với ông Nguyễn Hiền Mẫn, tên tuổi của ông ở Long Mỹ không ai không biết đến, đã thu lợi nhuận cao từ cây sầu riêng. Với hơn 7 công sầu riêng giống Ri 6 và sầu riêng sữa đang cho trái, mỗi năm, gia đình ông thu về hơn 300 triệu đồng. Chọn cách để trái chín cây nên dù số lượng không nhiều, nhưng chất lượng sầu riêng luôn đạt cao và bán được giá. Ưa chuộng hương vị sầu riêng chín cây, nên người dân đặt tên là sầu riêng Ba Mẫn. “Hồi trước cũng có nhiều người chở sầu riêng từ nơi khác đến bán tại chợ, nhưng người dân ăn sầu riêng của mình quen rồi, biết được chất lượng của nó như thế nào nên đề nghị mình để tên trên mỗi trái sầu riêng để dễ phân biệt, thấy hay nên gia đình áp dụng. Tôi rất quan trọng chất lượng, sầu riêng mình bán là phải ngon, đây cũng là phương châm canh tác của tôi”, ông Mẫn chia sẻ.

Tuy mô hình sản xuất khác nhau, nhưng những nông dân điển hình trên đều có điểm chung là không ngừng học hỏi, dám nghĩ, dám làm và nghị lực vươn lên. Ở tỉnh Hậu Giang, qua nhiều năm thực hiện phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, hiện đã có hơn 44.800 nông dân được công nhận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp vì có mô hình sản xuất hay, hiệu quả và thu nhập từ 100-500 triệu đồng trở lên. Từ phong trào này đã giúp nông dân đổi mới cách nghĩ, cách làm, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và từng bước thay đổi diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Hướng phát triển mới từ mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu Hướng phát triển mới từ mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu

Mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống cây mới vào sản xuất, anh Phạm Văn Tiến, xã Khánh Trung (Yên Khánh - Ninh Bình) đã ứng dụng thành công kỹ thuật trồng giống dưa Kim Hoàng hậu (còn gọi là dưa vàng) có xuất xứ từ Thái Lan, cho năng suất, chất lượng không thua kém dưa nhập khẩu, nhưng giá thành lại rẻ hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với loại cây trồng khác.

08/07/2015
Sâu bệnh phát sinh gây hại trên lúa Sâu bệnh phát sinh gây hại trên lúa

Do thời tiết nắng mưa xen kẽ nên các loại sâu bệnh đang tấn công các trà lúa vụ 3 và lúa hè thu đòng trổ, gây ảnh hưởng đến năng suất.

08/07/2015
Hàng trăm ha mía bị nhiễm bệnh trắng lá Hàng trăm ha mía bị nhiễm bệnh trắng lá

Hàng trăm ha mía tại phía Đông Nam tỉnh Gia Lai như: huyện Ia Pa, Phú Thiện, thị xã Ayun Pa… đang bị dịch bệnh trắng lá hoành hành. Điều này dấy lên nỗi lo ngại bởi khi nhiễm bệnh này, cây mía không còn khả năng cho thu hoạch. Nguy cơ lây lan bệnh là rất lớn, song lại chưa tìm ra thuốc đặc trị.

08/07/2015
Hồ tiêu tăng giá kỷ lục Hồ tiêu tăng giá kỷ lục

Theo các hộ trồng tiêu tại các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, 2 tuần trở lại đây, giá hạt tiêu đen đã tăng lên gần 240.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu sọ (tiêu trắng) cũng tăng từ 320.000 đồng lên gần 380.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất kể từ trước tới nay.

08/07/2015
Hiệu quả kinh tế từ mô hình sử dụng máy phun thuốc trong trồng rau Hiệu quả kinh tế từ mô hình sử dụng máy phun thuốc trong trồng rau

Vừa qua, tại Trạm khuyến nông Củ Chi thuộc Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ giao nhận máy phun thuốc cho bà con nông dân tham gia “Mô hình cơ giới hóa trong trồng rau”. Đến dự buổi lễ giao nhận máy có Ông Võ Ngọc Đẹp, Phó giám đốc Trung tâm. đại diện địa phương và bà con nông dân tham gia mô hình.

08/07/2015