Những Nhân Tố Gây Ra Hiện Tượng Nho Chín Sớm

Các nhà khoa học Australia ngày 26/2 cho biết họ đã phân biệt được những nhân tố làm nho chín sớm và hy vọng sẽ giúp hoạt động trồng trọt của những người trồng nho thích nghi tốt hơn với những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.
Tại Australia cũng như ở những nước khác trên thế giới, nho có xu hướng chín nhanh hơn, một hiện tượng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của rượu vang nho. Những giải thích hiện nay về hiện tượng này để phân biệt những nhân tố gây ra nó vẫn còn hạn chế.
Theo các nhà khoa học, hiện tượng nho chín sớm chỉ xảy ra muộn hơn tại vùng Margaret River ở cực Tây Nam của Australia, tuy nhiên, tại những khu vực khác, hiện tượng này sẽ diễn ra nhanh hơn trong vòng từ 6 đến 34 ngày tùy theo từng trường hợp.
Nhân tố gây ra hiện tượng trên được nói đến nhiều nhất là sự gia tăng nhiệt độ và được coi là nhân tố quan trọng trong 7 trường hợp nho chín sớm. Ngoài ra, độ ẩm của đất, đặc biệt là ở miền Đông Nam cũng được coi là một nhân tố lớn tại 5 khu vực. Một nhân tố nữa cũng được xem là có ảnh hưởng đến hiện tượng nói trên, đó là việc quản lý ruộng nho của con người.
Theo tiến sĩ Leanne Webb, nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Melbourne, nghiên cứu nói trên sẽ giúp những người trồng nho có lợi thế để phát triển các chiến lược làm thích nghi hoạt động trồng trọt của họ để có thể đối phó với diễn biến của thời tiết và những thay đổi về độ ẩm của đất./.
Có thể bạn quan tâm

Ban Quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nuôi tôm tại tổ hợp tác ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú 1.
Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, đến hết quý 3 năm 2015, toàn tỉnh có gần 192 ha diện tích thả nuôi tôm bị thiệt hại hoàn toàn về kinh tế do nhiễm bệnh.

Tôm khô là một trong những đặc sản nổi tiếng thế giới. Mà tôm khô ngon, được nhiều người biết đến nhờ chỉ dẫn địa lý là tôm khô Rạch Gốc (Cà Mau).
Nhờ thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với đó chính sách hỗ trợ tàu thuyền khai thác xa bờ giải quyết kịp thời đã khuyến khích ngư dân mạnh dạn vươn khơi bám biển.

Mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Đánh giá tiềm năng sản xuất kinh doanh sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ”, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hải Nam đã có bài tham luận “Tái tạo và phát triển sò điệp tại vùng biển Bình Thuận” .