Những Lưu Ý Nuôi Lợn Mùa Nóng

Vào mùa hè nhiệt độ thường rất cao, heo thường hay có hiện tượng thở dốc. Có những hộ nuôi heo vì quá lo sợ heo bị nóng quá mà sinh bệnh nên đã dùng nước lạnh để dội cho heo với mong muốn sẽ giảm nóng cho heo, tuy nhiên họ không biết một điều rằng làm như vậy “lợi bất cập hại”.
![]() Không nên tưới nước lạnh |
![]() Xây chuồng thoáng mát |
Hiện tượng heo thở dốc như vậy là do nó bài tiết mồ hôi không kịp, cơ thể quá nóng không thoát được hết nhiệt ra ngoài tạo nên. Nếu như trong lúc này lại dội nước lạnh cho heo, do nhận được kích thích quá mạnh vì nước lạnh, các lỗ chân lông trên toàn thân heo sẽ thu nhỏ lại, sự thoát nhiệt ra ngoài càng bị cản trở, nhiệt độ trong cơ thể con vật vì thế mà tăng cao đột ngột, theo đó nhẹ thì heo sẽ bị sốt cao, viêm phổi, còn nếu nặng sẽ làm con vật bị tử vong. Chính vì thế, về mùa hè nhất định không được áp dụng cách dội nước lạnh lên mình heo để giảm nhiệt cho heo.
Nếu như thời tiết quá nóng, thực sự phải giảm làm nhiệt độ cho heo thì có thể nhốt heo ở nơi thông thoáng, mát mẻ, sau đó rắc lên bề mặt nơi nhốt heo một ít nước lạnh (tốt nhất là bề mặt bằng xi măng) để heo có thể nằm nghỉ trên đó, cũng có thể tạo một cái hố trong chuồng heo, trong hố chứa đầy nước mát để heo có thể “đằm mình” trong đó.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Lâm Đồng đã và đang thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) với các hợp phần hỗ trợ vốn, kỹ thuật, chuỗi liên kết tiêu thụ của Dự án Cạnh tranh Ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP), mang lại những hiệu quả tích cực về phát triển kinh tế hộ gia đình và bảo vệ môi trường.

Ngày 24-9, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản TP Cần Thơ kết hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội thảo đánh giá bộ giống lúa sản xuất trong vụ thu đông 2015 tại Hợp tác xã (HTX) Thới Tân (xã Thới Tân, huyện Thới Lai).

Qua 4 vụ (từ vụ đông xuân 2013 - 2014) sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn, đến cuối vụ hè thu năm 2015, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên tuyển chọn khảo nghiệm 3 giống lúa chịu mặn để sản xuất đại trà trên các cánh đồng ven biển của tỉnh.

Cây mắc ca đã được trồng thí điểm ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) vài năm nay nhưng nông dân không biết hiệu quả của loại cây này đến đâu. Vì vậy, việc UBND huyện Khánh Sơn thận trọng trong phát triển cây mắc ca là điều cần thiết.

Trước những diễn biến bất lợi về thời tiết, Phòng NN&PTNT huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn vùng quy hoạch để giúp nông dân thực hiện mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa.