Những hình ảnh về giống dưa hấu trăng sao độc lạ

Một giống dưa hấu với gen tự nhiên khác biệt, khiến chúng có lớp vỏ đặc biệt so với các loại dưa hấu thường thấy. Vỏ dưa màu xanh đen, điểm đốm vàng màu nhỏ xung quanh và một đốm vàng kích thước lớn.
Những người nông dân trồng dưa đã gọi chúng là dưa hấu trăng (hình đốm vàng lớn) và sao (các đốm vàng li ti).
Dưa hấu trăng sao có lõi màu đỏ hoặc vàng, ít hạt. Mặc dù lớp vỏ khác biệt song dưa vẫn giữ vị ngọt mát như các loại truyền thống.
Dưa có thể hình tròn, bầu dục, thậm chí, một số nhà vườn trồng được chúng với hình vuông độc, lạ để thu hút người tiêu dùng.
Không chỉ có quả đốm vàng mà lá của loại dưa này cũng có đốm tương tự khá lạ mắt.
Do khá năng suất nên mỗi quả dưa thậm chí có thể nặng tới 9kg. Chúng giúp không ít trang trại ở Missouri (Mỹ) kiếm bộn tiền.
Giá hạt giống dưa hấu trăng sao dao động từ 3 - 13 USD/ gói (25 - 250 hạt).
Hạt giống gieo sẽ nảy mầm trong 4-10 ngày. Dưa hấu khá ưa đất cát nhẹ, tơi xốp.
Dưa sẽ lan khoảng 1,8 - 2,4m trong khu vực trồng, do đó, cần chú ý địa điểm gieo hạt dưa.
Trong khoảng thời gian từ 88-95 ngày, dưa hấu hoàn toàn trưởng thành và cho trái.
Khi còn nhỏ. Dưa rất ưa ánh sáng, nên chúng cần được trồng ở nơi thoáng, có ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Thu hoạch dưa hình trăng sao lạ mắt.
Có thể bạn quan tâm

Thành ủy Hội An vừa tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá 5 năm thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam.

Gần 10 năm nay, hơn 120ha lúa ở xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh luôn rơi vào cảnh thiếu nước trầm trọng từ vụ hè thu sang vụ đông xuân. Làm nông không đạt, nhiều gia đình phải tha phương kiếm sống. Những người già, trẻ em còn bám trụ lại vẫn nhọc nhằn với mảnh ruộng khô cằn, thiếu nước quanh năm.

Sáng 2.10, Sở NN&PTNT tổ chức Hội thi bò cái lai Zebu sinh sản lần thứ 3 năm 2014”. 7 huyện, thành phố trong tỉnh đã về tham dự Hội thi.

Từ chỗ quanh năm chỉ biết đốt nương làm rẫy, một năm may ra chỉ đủ ăn từ 3 đến 5 tháng thì nay nhờ vào cây sắn mà cuộc sống của người dân vùng Lìa đã khởi sắc, không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà nhiều hộ đã làm giàu từ cây sắn trên vùng đất khó ngày nào.

Trong những ngày này, đến thôn Tân Trại I, xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh, Quảng Trị) chúng tôi chứng kiến không khí lao động thật sôi nổi, nhà nào cũng đầu tư trồng hồ tiêu. Bên cạnh việc thu mua cây choái bản địa, nhiều hộ còn ra tận Hà Tĩnh, Nghệ An để mua cây choái. Giá một cây choái hiện tại giao động từ 150 đến 180 ngàn đồng, cao gấp 10 lần so với 5 năm về trước nhưng vẫn được nông dân đầu tư.