Những hình ảnh về giống dưa hấu trăng sao độc lạ

Một giống dưa hấu với gen tự nhiên khác biệt, khiến chúng có lớp vỏ đặc biệt so với các loại dưa hấu thường thấy. Vỏ dưa màu xanh đen, điểm đốm vàng màu nhỏ xung quanh và một đốm vàng kích thước lớn.
Những người nông dân trồng dưa đã gọi chúng là dưa hấu trăng (hình đốm vàng lớn) và sao (các đốm vàng li ti).
Dưa hấu trăng sao có lõi màu đỏ hoặc vàng, ít hạt. Mặc dù lớp vỏ khác biệt song dưa vẫn giữ vị ngọt mát như các loại truyền thống.
Dưa có thể hình tròn, bầu dục, thậm chí, một số nhà vườn trồng được chúng với hình vuông độc, lạ để thu hút người tiêu dùng.
Không chỉ có quả đốm vàng mà lá của loại dưa này cũng có đốm tương tự khá lạ mắt.
Do khá năng suất nên mỗi quả dưa thậm chí có thể nặng tới 9kg. Chúng giúp không ít trang trại ở Missouri (Mỹ) kiếm bộn tiền.
Giá hạt giống dưa hấu trăng sao dao động từ 3 - 13 USD/ gói (25 - 250 hạt).
Hạt giống gieo sẽ nảy mầm trong 4-10 ngày. Dưa hấu khá ưa đất cát nhẹ, tơi xốp.
Dưa sẽ lan khoảng 1,8 - 2,4m trong khu vực trồng, do đó, cần chú ý địa điểm gieo hạt dưa.
Trong khoảng thời gian từ 88-95 ngày, dưa hấu hoàn toàn trưởng thành và cho trái.
Khi còn nhỏ. Dưa rất ưa ánh sáng, nên chúng cần được trồng ở nơi thoáng, có ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Thu hoạch dưa hình trăng sao lạ mắt.
Có thể bạn quan tâm

Đến đầu tháng 8/2014, bà con nông dân huyện Di Linh đã hoàn tất việc gieo cấy lúa ruộng vụ hè thu. Theo Trung tâm Nông nghiệp huyện, trong vụ hè thu năm nay, toàn huyện đã hoàn thành kế hoạch gieo cấy được trên 2.000ha lúa ruộng.

Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào thả nuôi 635 ha thủy sản nước lợ. Đến ngày 31/8, toàn huyện đã thu hoạch 100% diện tích thả nuôi.

Ngày 21/8, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình tại xã An Hải, huyện Tuy An. Đây là mô hình thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Phú Yên.

Từ nguồn vốn khoa học công nghệ huyện năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề tài “Thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm” tại 2 hộ dân ở tổ dân phố 2 và tổ dân phố 10, thị trấn Mađaguôi.

Giai đoạn 2012 - 2014, cùng với sự tự vươn lên của hội viên, Hội Nông dân huyện Quế Sơn đã phối hợp tổ chức 172 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 15.280 lượt hội viên; phối hợp mở 24 lớp dạy nghề nông nghiệp, thú y, sản xuất phân hữu cơ vi sinh.