Những Hình Ảnh Quặn Lòng Nơi Rốn Lũ

Nhà ngập, nước lùa thốc tháo qua từng căn nhà tranh, những căn lều dựng tạm bên đường, những bữa cơm đói no, trẻ con lem luốc đùa nghịch trong nước….là những hình ảnh khắc hoạ rõ nét về nỗi cơ cực của người dân vùng lũ ở Đồng Tháp.
Dọc các huyện Thanh Bình, Cao Lãnh, Tân Hồng, Châu Thành… của tỉnh Đồng Tháp, những ngày này đi đâu chúng tôi cũng bắt gặp cảnh nước trắng trời phủ khắp làng trên xóm dưới.
Năm nay dường như lũ về sớm hơn khiến người dân vùng Đồng Tháp Mười dù từ lâu đã phải chấp nhận cảnh “sống chung với lũ” cũng không kịp trở tay.
Trên tuyến đường 30, đường qua khu dân cư xã Bình Thạnh, huyện Hồng Ngự, người dân sống bên Quốc lộ phải rồng rắn kéo nhau lên khu vực mặt đường dựng những căn lều sống tạm qua mùa nước lũ.
Những căn lều chiều rộng chưa đầy 2m nhưng là nơi tá túc có khi của cả gia đình 5-6 người từ người già đến trẻ nhỏ. Mọi sinh hoạt từ giặt giũ, nấu nướng, đến chỗ ngủ đều phải chen chúc trong không gian chật hẹp.
Chị Hà, một người dân từng có kinh nghiệm “chạy lũ” thở dài bảo, từ hơn nửa tháng nay, cả gia đình chị phải di tản toàn bộ tài sản lên mặt đường sinh sống. Cuộc sống của gia đình vốn đã khó khăn, nay vào mùa lũ càng thêm cơ cực.
Những hình ảnh từ vùng "rốn lũ" ở Đồng Tháp:
Lại vỡ đê ở Đồng Tháp
Sáng ngày 5/10, tại tuyến đê bao số 8, thuộc ấp 3, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đã vỡ một đoạn với chiều dài khoảng 15 mét, làm ngập 138 ha lúa thu đông đang ở giai đoạn trổ.
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và lực lượng tại chỗ đã nhanh chóng đến hiện trường để chỉ đạo khắc phục. Tuy nhiên, do sức nước chảy quá mạnh, làm cuốn trôi 2 chiếc xáng được đưa tới để gia cố và không thể khắc phục được.
Có thể bạn quan tâm

Căn cứ vào quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp, kế hoạch trồng rừng năm 2014, ngay từ đầu năm, huyện Thạch Thành đã giao kế hoạch trồng rừng cụ thể đến từng xã; chỉ đạo các phòng, ban có liên quan phối hợp với các xã hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng cho bà con nông dân; huy động nhân dân đào hố trồng cây theo quy hoạch, bảo đảm hoàn thành diện tích theo kế hoạch được giao.

Riêng 10 tháng đầu năm 2014, Hạt Kiểm lâm Quan Hóa đã cung ứng vật tư, cây giống “đầu vào”, chỉ đạo, tổ chức cho các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp các xã như Thành Sơn, Trung Thành, Phú Xuân, Nam Động trồng mới được 200 ha (hoàn thành kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2014 do UBND tỉnh giao).

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn, ông Đàm Ngọc Hưng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Yên, cho biết, hiện Hàm Yên có 4.000 ha cam sành, trong đó có 2.400 ha cam đang cho thu hoạch.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) vừa chính thức công bố phê duyệt và cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học (ATSH) cho hai sự kiện ngô biến đổi gen (BĐG) GA21 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto). Các sự kiện ngô biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học lần này đều mang đặc tính chống chịu thuốc trừ cỏ.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, nông dân ở một số vùng trồng càphê trong tỉnh đang bước vào cao điểm thu hoạch. Trong khi đó, giá càphê bán tại vườn được các thương lái thu mua ở mức cao từ 40.000-41.000 đồng/kg, so với tuần trước tăng gần 2.000 đồng/kg.