Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những Hình Ảnh Quặn Lòng Nơi Rốn Lũ

Những Hình Ảnh Quặn Lòng Nơi Rốn Lũ
Ngày đăng: 09/10/2011

Nhà ngập, nước lùa thốc tháo qua từng căn nhà tranh, những căn lều dựng tạm bên đường, những bữa cơm đói no, trẻ con lem luốc đùa nghịch trong nước….là những hình ảnh khắc hoạ rõ nét về nỗi cơ cực của người dân vùng lũ ở Đồng Tháp.

Dọc các huyện Thanh Bình, Cao Lãnh, Tân Hồng, Châu Thành… của tỉnh Đồng Tháp, những ngày này đi đâu chúng tôi cũng bắt gặp cảnh nước trắng trời phủ khắp làng trên xóm dưới.

Năm nay dường như lũ về sớm hơn khiến người dân vùng Đồng Tháp Mười dù từ lâu đã phải chấp nhận cảnh “sống chung với lũ” cũng không kịp trở tay.

Trên tuyến đường 30, đường qua khu dân cư xã Bình Thạnh, huyện Hồng Ngự, người dân sống bên Quốc lộ phải rồng rắn kéo nhau lên khu vực mặt đường dựng những căn lều sống tạm qua mùa nước lũ.

Những căn lều chiều rộng chưa đầy 2m nhưng là nơi tá túc có khi của cả gia đình 5-6 người từ người già đến trẻ nhỏ. Mọi sinh hoạt từ giặt giũ, nấu nướng, đến chỗ ngủ đều phải chen chúc trong không gian chật hẹp.

Chị Hà, một người dân từng có kinh nghiệm “chạy lũ” thở dài bảo, từ hơn nửa tháng nay, cả gia đình chị phải di tản toàn bộ tài sản lên mặt đường sinh sống. Cuộc sống của gia đình vốn đã khó khăn, nay vào mùa lũ càng thêm cơ cực.

Những hình ảnh từ vùng "rốn lũ" ở Đồng Tháp:

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

mùa lũ 2011

Lại vỡ đê ở Đồng Tháp

Sáng ngày 5/10, tại tuyến đê bao số 8, thuộc ấp 3, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đã vỡ một đoạn với chiều dài khoảng 15 mét, làm ngập 138 ha lúa thu đông đang ở giai đoạn trổ.

Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và lực lượng tại chỗ đã nhanh chóng đến hiện trường để chỉ đạo khắc phục. Tuy nhiên, do sức nước chảy quá mạnh, làm cuốn trôi 2 chiếc xáng được đưa tới để gia cố và không thể khắc phục được.


Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi Theo Nhóm Kết Nối Và Sẻ Chia Chăn Nuôi Theo Nhóm Kết Nối Và Sẻ Chia

Sau thất bại của cy tiu, một số hộ dn ở x Thanh Ph (TX. Bình Long) đ chuyển đổi sang chăn nuôi để phát triển kinh tế. Với đặc điểm đất ít, nhiều hộ nuôi heo công nghiệp hiện đại đ từng bước hoàn chỉnh mô hình khp kín để tận thu nguồn lợi từ chăn nuôi. Cũng từ đó, mô hình chăn nuôi theo nhóm ra đời.

01/08/2013
Trồng Rau Nhíp Trong Vườn Điều Xen Ca Cao Trồng Rau Nhíp Trong Vườn Điều Xen Ca Cao

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.

01/08/2013
Có 34 Mô Hình Nuôi Ba Ba Ở Yên Bình (Yên Bái) Có 34 Mô Hình Nuôi Ba Ba Ở Yên Bình (Yên Bái)

Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.

14/01/2013
Người Trồng Mía Lao Đao Vì Giá Thấp Ở Thanh Hóa Người Trồng Mía Lao Đao Vì Giá Thấp Ở Thanh Hóa

Thời gian gần đây, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), thu mua mía của các hộ dân tại xã Thọ Hải, Thọ Xuân với giá thấp, khiến nhiều hộ có nguy cơ lỗ nặng. Do đó, nhiều người dân đã chặn đường, không cho xe vào bốc mía chở về công ty.

15/01/2013
Phong Trào Nuôi Các Loại Thủy Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Phát Triển Mạnh Phong Trào Nuôi Các Loại Thủy Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Phát Triển Mạnh

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì tính đến tới thời điểm này, toàn tỉnh Đắk Nông đã hoàn thành việc thả giống nuôi thủy sản với tổng diện tích là 1.300 ha. Hiện tại, bà con đang tích cực chăn nuôi theo hướng dẫn kỹ thuật của ngành chuyên môn nhằm phòng chống các loại bệnh trong mùa mưa.

02/08/2013