Những Hình Ảnh Quặn Lòng Nơi Rốn Lũ

Nhà ngập, nước lùa thốc tháo qua từng căn nhà tranh, những căn lều dựng tạm bên đường, những bữa cơm đói no, trẻ con lem luốc đùa nghịch trong nước….là những hình ảnh khắc hoạ rõ nét về nỗi cơ cực của người dân vùng lũ ở Đồng Tháp.
Dọc các huyện Thanh Bình, Cao Lãnh, Tân Hồng, Châu Thành… của tỉnh Đồng Tháp, những ngày này đi đâu chúng tôi cũng bắt gặp cảnh nước trắng trời phủ khắp làng trên xóm dưới.
Năm nay dường như lũ về sớm hơn khiến người dân vùng Đồng Tháp Mười dù từ lâu đã phải chấp nhận cảnh “sống chung với lũ” cũng không kịp trở tay.
Trên tuyến đường 30, đường qua khu dân cư xã Bình Thạnh, huyện Hồng Ngự, người dân sống bên Quốc lộ phải rồng rắn kéo nhau lên khu vực mặt đường dựng những căn lều sống tạm qua mùa nước lũ.
Những căn lều chiều rộng chưa đầy 2m nhưng là nơi tá túc có khi của cả gia đình 5-6 người từ người già đến trẻ nhỏ. Mọi sinh hoạt từ giặt giũ, nấu nướng, đến chỗ ngủ đều phải chen chúc trong không gian chật hẹp.
Chị Hà, một người dân từng có kinh nghiệm “chạy lũ” thở dài bảo, từ hơn nửa tháng nay, cả gia đình chị phải di tản toàn bộ tài sản lên mặt đường sinh sống. Cuộc sống của gia đình vốn đã khó khăn, nay vào mùa lũ càng thêm cơ cực.
Những hình ảnh từ vùng "rốn lũ" ở Đồng Tháp:
Lại vỡ đê ở Đồng Tháp
Sáng ngày 5/10, tại tuyến đê bao số 8, thuộc ấp 3, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đã vỡ một đoạn với chiều dài khoảng 15 mét, làm ngập 138 ha lúa thu đông đang ở giai đoạn trổ.
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và lực lượng tại chỗ đã nhanh chóng đến hiện trường để chỉ đạo khắc phục. Tuy nhiên, do sức nước chảy quá mạnh, làm cuốn trôi 2 chiếc xáng được đưa tới để gia cố và không thể khắc phục được.
Có thể bạn quan tâm

Liên tổ SX RAT Tân Phú Trung hiện có 5 tổ hợp tác với khoảng 100 xã viên, bao gồm: tổ SX ấp Đình, tổ ấp Xóm Đồng, tổ ấp Bến Đò, tổ ấp Giòng Sao, và tổ ấp Cây Da. Tổng diện tích canh tác 60ha, trong đó 50ha trồng các loại rau ăn quả như: bầu, bí, dưa leo, khổ qua, đậu bắp… và 10ha trồng các các loại rau ăn lá như: rau muống, rau mồng tơi, rau dền, cải xanh, cải ngọt…

Là lĩnh vực luôn có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, song việc đầu tư nguồn lực của Nhà nước cũng như doanh nghiệp cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng. Làm thế nào để khu vực này thu hút ngày càng nhiều sự tham gia của các doanh nghiệp là câu hỏi làm đau đầu các nhà quản lý

Ở vùng Đồng Tháp Mười trước đây, trăn là loài khá phổ biến. Những cánh đồng lau, lác, những rừng tràm mênh mông và nguồn thức ăn phong phú ở đây là môi trường thuận lợi để trăn sinh sống.

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam - KHCN) vừa cấp chứng nhận và bảo hộ “Chỉ dẫn địa lý nho Ninh Thuận”.

Từ đồng vốn vay ưu đãi, nhiều gia đình nông dân nghèo ở Nghệ An đã có việc làm, có điều kiện cho con đi học, làm được nhà, xây được công trình nước sạch...