Những Giải Pháp Trước Mắt Cho EMS

Mặc dù các nhà khoa học đã chỉ được đích danh tác nhân gây ra Hội chứng chết sớm/Hoại tử gan tụy cấp (EMS/AHPNS) nhưng đến nay vẫn chưa có một phác đồ điều trị cụ thể.
Mùa tôm đã bớt ảm đạm hơn
Theo ông Bùi Tùng Phong, chủ nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở Xuân Đan (Nghi Xuân - Hà Tĩnh), mặc dù tình hình dịch bệnh năm nay vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã có những dấu hiệu tích cực hơn năm trước, tôm đã phát triển tốt, ít bị chết hơn.
Bà Bùi Thị Vân Anh, Phó GĐ Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết: Tôm không bị chết trên diện rộng nữa mà chết rải rác do thời tiết diễn biến phức tạp, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Dịch bệnh năm nay đã giảm nhiều, một phần do người dân, trang trại nuôi lớn đã rút kinh nghiệm từ những năm trước. Bên cạnh đó ngành chức năng tỉnh cũng tổ chức nhiều buổi hội thảo, hướng dẫn kỹ thuật và đặc biệt là tăng cường kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi nuôi.
Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) cho biết, nhờ sự nỗ lực của nhà nước và cơ quan chức năng nên năm nay người nuôi tôm đã có yếu tố thành công hơn năm trước mặc dù tình hình dịch bệnh hoại tử gan tụy vẫn gây thiệt hại cho người nuôi.
6 tháng đầu năm 2013, cả nước đã thu hoạch được 181.000 tấn tôm, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng TTCT ước đạt 57.000 tấn, tăng 12%
Về chất lượng tôm giống, theo ông Nguyễn Văn Quận, một chủ buôn tôm giống ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) thì hiện nay tại địa phương có nhiều công ty cung cấp tôm giống như C.P, Uni, Việt Úc... Giá TTCT giống dao động từ 87-95 đồng/con tùy từng công ty, nhưng nhìn chung là giống chất lượng đảm bảo, thả đạt hơn so với năm ngoái.
Bài học thành công
Tại Sóc Trăng, ngay từ đầu vụ cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra môi trường nước, khống chế mật độ vi khuẩn Vibrio/ml nước trước khi thả nuôi, nuôi mật độ phù hợp... Bên cạnh đó là những khuyến cáo trong quá trình chuẩn bị ao, đảm bảo mật độ ôxy hòa tan... đã hạn chế được nhiều thiệt hại do bệnh gan tụy gây ra.
Một biện pháp để hạn chế bệnh chết sớm, hoại tử gan tụy là ương tôm giống trước khi thả nuôi. Bắt đầu từ mô hình thành công ở Thái Lan, việc ương tôm giống đã được chú ý hơn. Thay vì thả trực tiếp tôm giống từ trại giống xuống ao nuôi, người nuôi tôm ương tôm giống trong bể xi măng hoặc composite, từ 10-25 ngày bằng nguồn nước ao nuôi. Điều này sẽ giảm thiệt hại nếu như tôm giống bị chết, người nuôi tôm không mất công xả ao đi và cải tạo lại.
Kinh nghiệm từ người nuôi tôm cho thấy, khi tôm nuôi có dấu hiệu bị gan tụy nên hạn chế cho ăn hoặc giảm lượng thức ăn sẽ giảm được tỷ lệ chết của tôm.
Phương pháp hiện nay được nhiều nhà khoa học quan tâm đó là nuôi ghép tôm với một số đối tượng khác, chẳng hạn như cá rô phi sẽ giảm được thiệt hại do bệnh gan tụy gây ra. Ông Jeffrey K.C.Lee, Giám đốc trại TTCT giống ở Kuantan, Pahang (Malaysia) cho biết, một số người nuôi tôm ở đây đã sử dụng nước từ ao nuôi cá măng biển (milkfish) và cá rô phi bơm sang ao nuôi tôm đã hạn chế được thiệt hại do bệnh gây ra và đã thành công. Việc nuôi ghép giữa tôm sú, TTCT với cá rô phi hay cua không phải là vấn đề mới, ở nước ta cũng nhiều mô hình thành công từ nuôi ghép giữa tôm và các đối tượng khác.
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, theo Tiến sĩ Donald Lightner: Nuôi đa canh có sự an toàn về dịch bệnh cao hơn hẳn nuôi đơn canh. Bởi vì, nuôi tôm đơn canh sẽ làm mất yếu tố cân bằng vốn có trong tự nhiên. Thông thường, các loài sinh vật khác sẽ tiêu diệt các loài thiên địch có hại để bảo vệ sự cân bằng. Chúng sẽ ăn các vi khuẩn có hại cho tôm và tôm không ăn phải những loài vi khuẩn có hại này. Nếu nuôi tôm đơn canh thì tôm ăn cả những vi khuẩn có hại nên dễ bị mắc bệnh.
Tuy nhiên, một vấn đề kỹ thuật mà người nuôi tôm hay gặp phải đó là nuôi đa canh giữa tôm với cá rô phi, cua như thế nào cho hiệu quả bởi nếu nuôi không đúng kỹ thuật thì cá và cua sẽ ăn hết tôm trong ao. Bên cạnh đó, nuôi đa canh sẽ đạt năng suất thấp hơn nuôi đơn canh nên trước mắt đây chỉ là giải pháp tạm thời.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ thị nêu rõ, nghiêm cấm tuyệt đối mọi hành vi chặt phá rừng phi lao và các loại cây trồng khác ven biển, chuyển đổi đất vườn, đất ở để san ủi, đào ao lót bạt nuôi tôm.

Trung bình mỗi ngày tại các cơ sở chế biến cá cơm khô có từ 30 – 40 lao động, có hôm cá nhiều lượng lao động tăng lên hơn 50 lao động/cơ sở chế biến. Trung bình mỗi lao động một ngày có thu nhập từ 150.000 - 170.000 đồng, nhiều hôm tăng ca mỗi người có thể thu nhập hơn 200.000 đồng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 152 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Phong. Năm 2013, sản lượng tôm giống toàn tỉnh đạt 18 tỷ con; năm 2014, phấn đấu sản xuất 20 tỷ con tôm giống để cung cấp cho thị trường cả nước.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã có thông báo chính thức về kết quả làm việc với Đoàn thanh tra EU sau chuyến thanh tra tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát ATTP đối với sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam.

Dự án Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 được khởi công xây dựng vào tháng 2-2014, trên diện tích 34,3 ha, tại xã Phú Nhuận (Như Thanh - Thanh Hóa); tổng mức đầu tư của dự án gần 230 tỷ đồng. Dự án khi hoàn thành xây dựng sẽ đáp ứng cho việc chăn nuôi 2.000 con bò vắt sữa với quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh.