Những Điều Chú Ý Khi Nuôi Cá Rô Phi Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới người dân nuôi trồng thủy sản dùng thức ăn công nghiệp để nuôi cá rô phi. Cũng có rất nhiều hãng thức ăn đã SX những món ăn công nghiệp riêng cho loại cá này, Trung tâm KN Hà Nội đã nuôi thử nghiệm cá rô phi trong 40 ngày ở 2 mật độ 2,5 và 4 con/m2, diện tích các ao từ 956 – 962m2, bằng hai loại thức ăn công nghiệp.
Loại 1:
Thức ăn viên của hãng "Con cò" có thành phần thức ăn ghi trên bao bì hàng hóa là 20% đạm, 5% chất xơ, 12% can xi, 1% phốt pho, 0,8% muối, độ ẩm 12%.
Thức ăn chỉ có 1 cỡ với đường kính 3mm, dài 6 – 8mm.
Loại 2:
Thức ăn viên do Viện Nghiên cứu NTTS I sản xuất, có thành phần đạm 20%, 5% chất xơ, 1% vitamin tổng hợp, độ ẩm 12%.
Có 2 cỡ thức ăn: – Cỡ đường kính 1 – 2mm, dài 3–5mm để nuôi cá cỡ nhỏ. – Cỡ đường kính 3 – 4mm, dài 6–10mm để nuôi cá cỡ lớn.
Việc nuôi cá rô phi bằng thức ăn công nghiệp tuy đầu tư tốn kém ban đầu do phải mua thức ăn, nhưng lại cho năng suất cao hơn, lãi nhiều hơn.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý:
– Phải đảm bảo chất lượng thức ăn tốt, không bị ẩm mốc.
– Nuôi mật độ cá rô phi 4 con/m2 cho kết quả cao hơn so với mật độ 2,5 con/m2 nhưng phải có biện pháp tăng cường oxy cho nước ao bằng cách bơm sục nước mới cho ao nuôi cá rô phi, chống hiện tượng cá nổi đầu.
– Cần thu tỉa cá thịt cỡ lớn để nâng cao qui cỡ và tỷ lệ đồng đều.
Cách cho ăn:
Hàng ngày nên cho cá ăn 2 lần (sáng sớm và chiều tối), lượng thức ăn mỗi ngày thay đổi theo từng tháng nuôi, tháng đầu bằng 7% khối lượng cá trong cao; tháng thứ 2 là 5%, tháng thứ 3 là 3%, những tháng sau là 2%.
Người nuôi phải ghi chép lượng cá giống thả ban đầu và kết quả kiểm tra cá hàng ngày của những tháng tiếp theo.
Nên cho cá ăn ở những nơi cố định và để thức ăn vào sàn bằng tre, gỗ có đáy bằng phẳng đặt cách đáy ao 20 – 30cm.
Có thể bạn quan tâm

Lợi nhuận từ cá rô phi thấp hơn nhiều so với tôm thẻ, tuy nhiên, mức độ rủi ro khi nuôi loài cá này là rất thấp.

Các gien trong cá rô phi vằn đã được các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu thủy sinh bền vững (CSAR) tại Đại học Swansea

Loài cá rô phi cao cấp này được nhân giống trong Phòng thí nghiệm Khoa học Đời sống Temasek (TLL)

Khi các nước EU xem xét cấm nhiều phương pháp trị liệu hóa học sử dụng trong nuôi cá, các nhà nghiên cứu đề nghị sử dụng hợp chất humic và hydro peroxide

Rô phi là loài cá được nuôi nhiều thứ hai trên thế giới. Mới đây, các nhà khoa học Ai Cập đã công bố kết quả nghiên cứu thành công một giống rô phi mới