Những Điều Cần Biết Để Nuôi Lươn Thành Công

Chúng ta không lạ gì con lươn. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu không hết hoặc hiểu sai về nó. Đơn cử là câu hỏi: Lươn ngủ ở đâu? Rất nhiều người cho rằng nó ngủ dưới đáy ao. Hiểu như vậy là sai. Lươn thở bằng phổi. Tuy nhiên, nó có cơ quan hô hấp phụ để tiếp nhận ôxy tan trong nước. Nhưng dù sao, lươn luôn luôn phải ngoi lên để thở.
Phải nắm chắc đặc điểm này thì mới định hướng để xây bể nuôi chúng thành công. Lươn phải ngủ trên cạn hoặc có chỗ để ghếch mõm lên trên mặt nước mà thở.
Riêng ở con lươn còn có một đặc điểm mà muôn loài không có được, đó là quá trình biến cái thành đực. Lươn đẻ ra đều là lươn cái. Nó lớn lên rồi tham gia sinh sản. Những con lươn nhỏ bằng chiếc đũa cũng đã bắt đầu đẻ. Lươn đẻ nhiều đợt trong một mùa sinh sản. Mỗi đợt nó đẻ ra vài chục trứng. Khi con lươn bắt đầu dài hơn 35cm, ta sẽ quan sát thấy một hiện tượng hy hữu: Lươn cái sẽ tiêu biến dần buồng trứng và thay vào đó là cơ quan sinh dục đực lại mọc ra. Những con lươn từ 50cm trở lên đều là lươn đực...
Để nuôi lươn, tốt nhất nên xây bể. Cũng có nơi bà con dùng bồn nylon. Nếu không có điều kiện, ta có thể nuôi lươn trong các hố đất hoặc các ao nhỏ. Tuy nhiên, ao phải có thành cao và dốc thẳng đứng, nếu không phải có tường bao quanh.
Trước đây, trong bể người ta để các ụ đất cao để có chỗ cho lươn đào hang, làm tổ. Lươn sẽ rúc hết vào đó. Thế nhưng hiện nay, cách làm đó phức tạp hơn, kém hiệu quả và khó bắt lươn.
Bây giờ nhiều người gác ngang bể 1 cây sào. Giữa sào người ta buộc từng bó dây nylon: Một đầu nối với sào và đầu kia thả trên mặt nước. Mỗi bó có hàng chục dây nilon. Một cây sào buộc tới hàng trăm dây nylon. Mỗi chú lươn sẽ tựa vào một sợi dây để ngóc đầu khỏi mặt nước và ngủ ngon lành. Bằng cách này, với một bể rộng 10m2, người ta có thể nuôi được cả nghìn con lươn. Nguồn nước nuôi lươn phải là nước sạch và được thay tháo thường xuyên.
Lươn ăn thức ăn động vật là chính. Do đó, nếu kiếm đủ thức ăn thì hãy nghĩ tới việc nuôi lươn. Ta có thể nuôi giun đất để làm thức ăn cho lươn. Nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long, bà con hay đi lượm ốc bươu vàng đưa về, nghiền nát để cho lươn ăn. Cũng có thể tận dụng các phụ phẩm của lò mổ để nuôi lươn. Ở Thái Lan, người ta ngâm cả tấm da trâu xuống bể lươn và chúng sẽ ăn dần tới hết... Còn nhiều nội dung phải quan tâm khi tiến hành nuôi lươn. Xin bà con tìm đọc trong cuốn “Nghề nuôi lươn” do chúng tôi viết trong bộ sách “100 nghề cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 6/5, Đội quản lý thị trường số 13 (Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội) đã phối hợp cùng Phòng An ninh kinh tế (Công an thành phố Hà Nội) phát hiện và tịch thu 230.000 ống thuốc kích thích tăng trưởng thực vật có nguồn gốc Trung Quốc không được phép sử dụng trong thực phẩm.

Na là cây ăn quả, cao khoảng 2 - 4m, lá mọc xen ở 2 hàng, hoa xanh, quả tròn có nhiều múi, hạt có màu nâu sẫm, ruột hạt trắng có chứa độc tố.

Triệu chứng của bệnh bước đầu được ghi nhận là: cây lùn thấp; các lá xếp sít lại hình rẻ quạt, có màu xanh đậm và co nhăn; cây xiêu vẹo, đổ nghiêng trên ruộng.

Sau khi tăng trưởng chậm lại vào năm 2013 (tăng 2,4%), XK thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc quý I/2014 đã hồi phục mạnh với giá trị đạt 129 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ 2013.

Chứng nhận có thời hạn 1 năm, với tổng kinh phí thực hiện để được công nhận là 180 triệu đồng do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh hỗ trợ.