Những Chiếc Máy Gặt Đập Bắp Liên Hợp Đầu Tiên Ở Xã Xuân Phú

Vụ đông xuân năm nay, bà con nông dân trồng bắp ở xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) hết sức vui mừng, vì lần đầu tiên họ được máy gặt đập bắp liên hợp hỗ trợ khâu thu hoạch.
Đó là 2 chiếc máy gặt đập liên hợp hiệu Cubota, trị giá 500 triệu đồng/chiếc, vừa được ông Vũ Quốc Toản đầu tư có nhiều công dụng như: bẻ, gom và phóng bắp. Với sự hỗ trợ của chiếc máy này, bà con nông dân chỉ còn thực hiện 1 thao tác là dùng bao hứng hạt bắp và hất xuống tại một điểm nào đó để xe chở về nhà.
Máy gặt đập bắp liên hợp này một ngày có thể thu hoạch từ 2,5 - 3 hécta bắp, thay thế cho từ 40-45 công lao động, nên đáp ứng được bài toán khan hiếm nhân công trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Hiện chi phí thu hoạch cho 1ha bắp bằng máy gặt đập liên hợp là 3,5 triệu đồng, rẻ hơn 500 ngàn đồng so với việc thuê mướn công lao động, nhưng thời gian thu hoạch nhanh, hạt bắp không bị bể và nhất là không phụ thuộc nhiều vào công lao động như trước đây.
Được biết, chiếc máy gặt đập liên hợp này khi mới đưa về vẫn còn nhiều khiếm khuyết như: làm rớt trái, làm dập hạt bắp nhưng đã được ông Toản cải tiến lại một vài chi tiết cho phù hợp nên chiếc máy đã hoàn hảo hơn, được bà con nông dân chấp nhận.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt quy hoạch ngắn hạn vùng nuôi tôm chân trắng lót bạt ven biển tại 2 huyện Thăng Bình và Núi Thành giai đoạn 2014-2018.

Từ đầu vụ đến nay, tỉnh Phú Yên khai thác trên 1.900 tấn cá ngừ đại dương, gần bằng 42% sản lượng của cả năm 2013. Đặc biệt, trong hai tuần qua, ngư dân Phú Yên trúng lớn cá ngừ đại dương với khoảng 70% tàu cá có lãi. Mỗi chuyến biển dài ngày, một tàu cá đánh bắt được bình quân từ 1,5 đến ba tấn cá ngừ, sau khi trừ chi phí, mỗi tàu thu lãi từ 100 đến 170 triệu đồng. Nhờ vậy mà mỗi thuyền viên đi biển trong khoảng thời gian một tháng cũng có thu nhập từ năm đến sáu triệu đồng.

Ngày 4/4, tại Vĩnh Long, hội thảo về “Ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long” được Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long phối hợp với các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và các chuyên gia ở Malaysia tổ chức.

Anh Sơn là huyện có diện tích ngô lớn nhất tỉnh, với 3.200 ha được sản xuất 2 vụ chính trong năm và khoảng 1.000 ha ngô vụ 3, tổng sản lượng thu hoạch hàng năm hơn 30.500 tấn ngô hạt. Với tiềm năng này, ngô Anh Sơn không chỉ cung cấp nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho địa bàn nội huyện mà còn xuất bán ra các địa phương khác, đem lại nguồn thu đáng kể cho nông dân.

Trong các nội dung của Nghị quyết 7, (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phát triển sản xuất toàn diện theo hướng hiện đại là một vấn đề cốt yếu làm tiền đề để thực hiện chiến lược nông dân, nông thôn.