Những Chiếc Máy Gặt Đập Bắp Liên Hợp Đầu Tiên Ở Xã Xuân Phú

Vụ đông xuân năm nay, bà con nông dân trồng bắp ở xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) hết sức vui mừng, vì lần đầu tiên họ được máy gặt đập bắp liên hợp hỗ trợ khâu thu hoạch.
Đó là 2 chiếc máy gặt đập liên hợp hiệu Cubota, trị giá 500 triệu đồng/chiếc, vừa được ông Vũ Quốc Toản đầu tư có nhiều công dụng như: bẻ, gom và phóng bắp. Với sự hỗ trợ của chiếc máy này, bà con nông dân chỉ còn thực hiện 1 thao tác là dùng bao hứng hạt bắp và hất xuống tại một điểm nào đó để xe chở về nhà.
Máy gặt đập bắp liên hợp này một ngày có thể thu hoạch từ 2,5 - 3 hécta bắp, thay thế cho từ 40-45 công lao động, nên đáp ứng được bài toán khan hiếm nhân công trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Hiện chi phí thu hoạch cho 1ha bắp bằng máy gặt đập liên hợp là 3,5 triệu đồng, rẻ hơn 500 ngàn đồng so với việc thuê mướn công lao động, nhưng thời gian thu hoạch nhanh, hạt bắp không bị bể và nhất là không phụ thuộc nhiều vào công lao động như trước đây.
Được biết, chiếc máy gặt đập liên hợp này khi mới đưa về vẫn còn nhiều khiếm khuyết như: làm rớt trái, làm dập hạt bắp nhưng đã được ông Toản cải tiến lại một vài chi tiết cho phù hợp nên chiếc máy đã hoàn hảo hơn, được bà con nông dân chấp nhận.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, có 19 dự án tại 16 tỉnh, thành phố với tổng nhu cầu vốn vay dự kiến 1.926,34 tỷ đồng được phê duyệt cho vay thí điểm theo Nghị quyết 14 của Chính phủ về chương trình cho vay đối với các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai, từ tháng 10-2014 đến năm 2016 sẽ có 1.000 tỷ đồng vốn vay (với lãi suất 8%/năm) từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Đồng Nai được giải ngân cho Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, với thời gian trả nợ trong 2 năm: 2016 - 2017.

Cũng như nhiều thanh niên trong xã, sau khi tốt nghiệp phổ thông, Phạm Năng Thành rời quê vào Nam làm thuê kiếm sống. 3 năm lăn lộn nơi đất khách quê người dành dụm được chút vốn, năm 2003 Thành quay về quê khởi nghiệp. Thất bại với không ít loại cây, anh Thành chuyển sang trồng thử nghiệm chuối hồng - một giống chuối mới, quả vàng, có vị ngọt.

“Sau khi thu hoạch xong vụ hè thu, điên điển ươm của tôi đã cao gần gang tay. Thế là cứ 2m, tôi trồng xuống 1 - 2 cây, sau đó xả nước vào xăm xắp, rải chút ít phân để kích thích phát triển, qua 4 tháng, khi nước tràn đồng thì điên điển vàng rực cánh đồng.

Thương lái Từ Văn Tư (Tân Quới - Bình Tân) mua khoai lang xuất khẩu ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long cho biết: Khoảng 2 tháng nay, có thời điểm giá khoai tím Nhật ở mức 300.000 đ/tạ nhưng hiện chỉ còn 260.000 - 270.000 đ/tạ, giảm so cùng kỳ năm rồi khoảng 400.000 đ/tạ.