Nhu Cầu Tôm Thẻ Chân Trắng Giống Đang Tăng

Theo ông Bùi Bá Sự, PGĐ Kinh doanh Cty TNHH Việt - Úc, khách hàng có nhu cầu mua tôm thẻ chân trắng (TTCT) giống của Cty, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam đang tăng cao.
Cụ thể, theo đơn đặt hàng chi nhánh Việt - Úc tại Bạc Liêu thiếu khoảng 300 triệu tôm thẻ chân trắng giống; 3 chi nhánh còn lại là Việt - Úc Ninh Thuận, Việt - Úc Bình Thuận, Việt - Úc Bình Định thiếu khoảng 200 triệu tôm giống.
Nguyên nhân do thời gian qua nhiều người nuôi thành công TTCT, tỷ lệ tôm chết giảm đi, giá bán tăng. Nhiều đơn hàng tôm giống đã được đặt trước hàng tháng. Để giải quyết vấn đề này, Cty liên tục nhập các lô tôm bố mẹ từ Hawaii, mỗi lô khoảng 2.100 cặp về để SX nhằm đáp ứng nhu cầu tôm giống của khách hàng. Tuy nhiên phải mất thời gian từ 1,5-2 tháng nhà cung cấp tôm bố mẹ mới có hàng. Năm nay nhu cầu TTCT giống tăng 20% so với năm 2013.
Có một thực tế là TTCT ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu tôm của VN, ngày càng được mở rộng về diện tích, hình thức nuôi. Tuy nhiên, chất lượng con giống lại là điều đáng lo ngại nhất.
Ông Ngô Hùng Dũng, GĐ Cty Thủy sản Tân An cho biết: Mỗi vụ Cty cần khoảng 35 triệu TTCT giống. Tuy nhiên, nguồn giống hiện nay có rất nhiều điều đáng lo ngại. Nếu có được con giống tốt sẽ quyết định yếu tố thành công của vụ nuôi. Trong vụ nuôi tới bên cạnh việc cải tạo, nâng cấp hệ thống ao nuôi, Cty sẽ chủ động nhập ấu trùng tôm từ một DN uy tín trong miền Nam về để ấp nở thành tôm giống ương nuôi.
Về chất lượng con giống, theo ông Bùi Bá Sự, nếu thiếu giống TTCT xảy ra sẽ dẫn đến một số hiện tượng như một số DN, trại không có nguồn tôm bố mẹ sẽ cho tôm đẻ quá thời gian và số lần quy định hoặc nhập trực tiếp Nauplius từ Trung Quốc về ấp nở sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống và năng suất của người nuôi.
Về lâu dài nước ta phải chủ động được nguồn tôm bố mẹ thật tốt để đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng. Các địa phương cần phải chủ động và quản lý tốt chất lượng tôm giống.
Chủ tịch Hội Thủy sản Cà Mau Trần Văn Của cho biết: Do địa phương chưa SX được giống TTCT nên phải nhập từ nhiều nguồn khác nhau của các tỉnh bạn. Để đảm bảo có con giống chất lượng các đơn vị, tổ hợp tác nuôi TTCT thương phẩm hợp đồng với các DN, trại giống, đại lý cung cấp tôm giống có chất lượng. Tôm giống trước khi vào tỉnh đều được xét nghiệm bệnh và qua kiểm dịch để đảm bảo chất lượng trước khi thả nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 14/7, tại Trại ứng dụng, thực nghiệm cây trồng An Phong (ấp Nhứt, xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tổ chức buổi hội thảo đánh giá 23 giống lúa đang được trồng phổ biến và giống lúa có triển vọng vụ hè thu năm 2015.

Ngày 14/7, thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, chính quyền phía Đài Loan, nơi tiêu thụ tới 95% sản lượng chè Oloong của Lâm Đồng vừa có thông báo 100% mẫu loại chè Oloong xuất vào Đài Loan đều đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Để hạn chế sâu bệnh hại chè, bên cạnh sử dụng thuốc BVTV, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp chăm sóc. Trong ảnh: Xã viên HTX Chè Tân Hương (xã Phúc Xuân, T.P Thái Nguyên) bón phân chuồng cho cây chè.

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) cải tạo đất trống, vườn tạp trồng hoa màu mang lại hiệu quả cao.

Đến nay, tổng diện tích cà phê toàn tỉnh Gia Lai là 79.122 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh 76.523 ha. Cây cà phê được trồng chủ yếu ở: Ia Grai, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pah, Chư Pưh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang và TP. Pleiku. Khoảng 3/4 diện tích cà phê hiện có trên địa bàn được trồng từ thời kỳ 1995-2000, trong đó nhiều diện tích đã được 20 năm tuổi.