Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhu Cầu Tôm Sú Cỡ Lớn Ở Mỹ Vẫn Cao

Nhu Cầu Tôm Sú Cỡ Lớn Ở Mỹ Vẫn Cao
Ngày đăng: 23/09/2014

Dù người Mỹ quay lưng lại với tôm sú vì giá cao và nguồn cung khan hiếm, thì loài tôm này vẫn phổ biến ở thị trường Mỹ. Nhu cầu đối với tôm cỡ lớn hiện đang vượt xa nguồn cung, một nhà NK tôm từ Ấn Độ cho biết. Mặc dù sản lượng tôm sú đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng năm nay tôm sú được quan tâm hơn do thiếu tôm chân trắng cỡ lớn.

Năm nay Thái Lan tập trung sản xuất tôm chân trắng cỡ nhỏ vì vậy dự kiến sản lượng tôm của nước này là 200.000 tấn.

Nhu cầu vẫn cao đối với tôm cỡ lớn 6 - 8 con/pao và 8 - 12 con/pao, vì nông dân không định nuôi tôm chân trắng đến khi đạt cỡ lớn, các nhà NK tôm từ Ấn Độ cho biết.

Giá bán buôn tôm các cỡ đã ở mức kỷ lục trong một năm nay. Giá tôm cỡ 8 - 12 là 12,60 - 12,85 USD/kg hồi tháng 8, nhưng sang tháng 9 đã lên đến mức 12,33 USD như ngày 01/9/2013, và giá tương đối ổn định kể từ đó, một nguồn tin từ Mỹ cho biết .

"Tuy nhu cầu thấp, nhưng nguồn cung cấp vẫn không đáp ứng" các nhà NK tôm Ấn Độ cho biết, tôm cỡ 13 - 15 con/pao bây giờ chủ yếu là tôm sú, vì nguồn cung tôm chân trắng cỡ này quá thấp.

Marc Nussbaum, Chủ tịch của công ty NK tôm International Marketing Specialists (IMS), cũng nhận định đang có nhu cầu mạnh mẽ đối với tôm sú cỡ lớn, nhưng ông không tin rằng nhu cầu sẽ kéo dài. Nếu có tôm chân trắng cỡ lớn thì giá tôm sú sẽ giảm hoặc người mua sẽ chuyển sang tôm chân trắng. Hiện nay các nhà phân phối ở Mỹ không có dữ trữ tôm sú mà chuyển sang dự trữ tôm chân trắng từ mấy tháng nay.

Giá tôm sú trung bình hiện nay liên tục cao hơn so với tôm chân trắng một cách đáng kể. Theo nguồn tin Urner Barry cho thấy, chênh lệch giữa giá bán buôn tôm chân trắng và tôm sú tại Mỹ là hơn 1 USD cho cỡ 16 - 20 tôm vỏ bỏ đầu (HLSO).

Harry Mahleres, Giám đốc thu mua của Công ty Seattle Fish, cho rằng thị trường không ổn định một phần nguyên nhân do người mua quay lưng với tôm sú.

Ngành tôm sú thu hẹp chứ không biến mất

Người nuôi tôm ở các nước sản xuất chính như Ấn Độ và Việt Nam đã chuyển từ tôm sú sang tôm chân trắng để tránh dịch bệnh. Thống kê từ Cargill cho thấy, sản xuất tôm sú toàn cầu đã giảm từ mức cao nhất 750.000 tấn - đạt được trong năm 2009, 2011 và 2012 – xuống chỉ còn hơn 500.000 tấn năm ngoái.

Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản Rajiv Gandhi (RGCA), một chi nhánh của Cơ quan Xúc tiến thủy sản Ấn Độ (MPEDA) đã lập một trung tâm giống tôm sú ở Nam Andaman Ấn Độ, tại Kodiaghat; và trung tâm đang có kế hoạch sản xuất một loạt tôm sú miễn dịch để phân phối cho các trại giống trên cả nước.


Có thể bạn quan tâm

Cơ hội quảng bá nông sản đặc sắc Cơ hội quảng bá nông sản đặc sắc

Từ ngày 2 đến 8.12, tại Bắc Ninh, Báo Nông Thôn Ngày Nay (NTNN) phối hợp Sở Công Thương Bắc Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội chợ Công thương, Nông sản an toàn miền Bắc 2015. Đây không chỉ đơn thuần là dịp để người bán- người mua gặp gỡ nhau, m

26/11/2015
Nâng chất và lượng đàn bò bằng kỹ thuật mới Nâng chất và lượng đàn bò bằng kỹ thuật mới

áng 24.12, tại Thái Nguyên, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức sơ kết Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ” và “Chăn nuôi trâu sinh sản quy mô nông hộ”.

26/11/2015
Bảo hiểm năng suất cho cây cà phê Bảo hiểm năng suất cho cây cà phê

Dự án “Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công – tư ở Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), đại diện IPSARD đã đưa ra đề xuất mô hình bảo hiểm cho cây cà phê tại Tây Nguyên.

26/11/2015
100% số xã có đề án nông nghiệp công nghệ cao 100% số xã có đề án nông nghiệp công nghệ cao

Báo cáo của Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng, 100% số xã trên địa bàn đã có đề án phát triển sản xuất được phê duyệt và đang triển khai thực hiện, tập trung vào các lĩnh vực phát triển sản xuất công nghệ cao đối với rau, hoa, chè, cà phê, cây đặc sản, bò sữa,...

26/11/2015
Lúa chết hàng loạt, nông dân khóc ròng Lúa chết hàng loạt, nông dân khóc ròng

Thống kê chưa đầy đủ của hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau cho thấy diện tích lúa bị thiệt hại lên đến trên 10.000 ha. Điều đáng nói diện tích này chưa dùng lại mà có khả năng tăng từng ngày do nắng nóng, trời ít mưa, xâm nhập mặn.

26/11/2015