Nhu Cầu Tôm Sú Cỡ Lớn Ở Mỹ Vẫn Cao

Dù người Mỹ quay lưng lại với tôm sú vì giá cao và nguồn cung khan hiếm, thì loài tôm này vẫn phổ biến ở thị trường Mỹ. Nhu cầu đối với tôm cỡ lớn hiện đang vượt xa nguồn cung, một nhà NK tôm từ Ấn Độ cho biết. Mặc dù sản lượng tôm sú đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng năm nay tôm sú được quan tâm hơn do thiếu tôm chân trắng cỡ lớn.
Năm nay Thái Lan tập trung sản xuất tôm chân trắng cỡ nhỏ vì vậy dự kiến sản lượng tôm của nước này là 200.000 tấn.
Nhu cầu vẫn cao đối với tôm cỡ lớn 6 - 8 con/pao và 8 - 12 con/pao, vì nông dân không định nuôi tôm chân trắng đến khi đạt cỡ lớn, các nhà NK tôm từ Ấn Độ cho biết.
Giá bán buôn tôm các cỡ đã ở mức kỷ lục trong một năm nay. Giá tôm cỡ 8 - 12 là 12,60 - 12,85 USD/kg hồi tháng 8, nhưng sang tháng 9 đã lên đến mức 12,33 USD như ngày 01/9/2013, và giá tương đối ổn định kể từ đó, một nguồn tin từ Mỹ cho biết .
"Tuy nhu cầu thấp, nhưng nguồn cung cấp vẫn không đáp ứng" các nhà NK tôm Ấn Độ cho biết, tôm cỡ 13 - 15 con/pao bây giờ chủ yếu là tôm sú, vì nguồn cung tôm chân trắng cỡ này quá thấp.
Marc Nussbaum, Chủ tịch của công ty NK tôm International Marketing Specialists (IMS), cũng nhận định đang có nhu cầu mạnh mẽ đối với tôm sú cỡ lớn, nhưng ông không tin rằng nhu cầu sẽ kéo dài. Nếu có tôm chân trắng cỡ lớn thì giá tôm sú sẽ giảm hoặc người mua sẽ chuyển sang tôm chân trắng. Hiện nay các nhà phân phối ở Mỹ không có dữ trữ tôm sú mà chuyển sang dự trữ tôm chân trắng từ mấy tháng nay.
Giá tôm sú trung bình hiện nay liên tục cao hơn so với tôm chân trắng một cách đáng kể. Theo nguồn tin Urner Barry cho thấy, chênh lệch giữa giá bán buôn tôm chân trắng và tôm sú tại Mỹ là hơn 1 USD cho cỡ 16 - 20 tôm vỏ bỏ đầu (HLSO).
Harry Mahleres, Giám đốc thu mua của Công ty Seattle Fish, cho rằng thị trường không ổn định một phần nguyên nhân do người mua quay lưng với tôm sú.
Ngành tôm sú thu hẹp chứ không biến mất
Người nuôi tôm ở các nước sản xuất chính như Ấn Độ và Việt Nam đã chuyển từ tôm sú sang tôm chân trắng để tránh dịch bệnh. Thống kê từ Cargill cho thấy, sản xuất tôm sú toàn cầu đã giảm từ mức cao nhất 750.000 tấn - đạt được trong năm 2009, 2011 và 2012 – xuống chỉ còn hơn 500.000 tấn năm ngoái.
Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản Rajiv Gandhi (RGCA), một chi nhánh của Cơ quan Xúc tiến thủy sản Ấn Độ (MPEDA) đã lập một trung tâm giống tôm sú ở Nam Andaman Ấn Độ, tại Kodiaghat; và trung tâm đang có kế hoạch sản xuất một loạt tôm sú miễn dịch để phân phối cho các trại giống trên cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Hàng trăm tàu cá làm nghề giã cào của ngư dân thành phố bám biển ngày đêm khai thác. Thường từ 0 giờ các tàu cá xuất bến đi khai thác ruốc, đến sáng hoặc trưa cùng ngày cập Cảng cá Quy Nhơn để bán. Mỗi tàu cá khai thác được từ 2 - 7 tạ ruốc, cá biệt có tàu cá khai thác đến hơn cả tấn ruốc.

Theo Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Phú Yên, trong năm 2015, dự án này tiếp tục thực hiện chương trình Gap theo mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học tại đầm Ô Loan (khu vực các xã An Cư, An Hải, huyện Tuy An).

Địa hình nhiều đồi núi, độ che phủ rừng lớn là điều kiện thuận lợi cho nông dân huyện Sơn Động (Bắc Giang) phát triển đàn ong mật. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc xây dựng thương hiệu loại hàng hóa đặc sản này đang được địa phương quan tâm.

Anh Trần Văn Vương - Phó Trưởng Công an xã Ninh Vân kể cho tôi nghe câu chuyện khá lý thú về dê hoang trên núi Hòn Hèo. Thấy tôi hăng hái muốn lên núi tìm dê hoang, anh đã tình nguyện đi cùng. Sau cơn mưa đêm cuối năm, con đường lên đỉnh Hòn Hèo vốn đã gập ghềnh lại càng trở nên khó đi. Tôi và anh Vương gửi xe ở một chòi canh rẫy ngay bìa rừng để ngược lên khu vực thùng Ba Dao (Hòn Hèo) tìm bầy dê hoang.

Vụ đông năm 2014, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đã phối hợp với Công ty TNHH Huy Hùng Thái Nguyên triển khai mô hình trồng giống khoai tây Sinora với quy mô 20ha trên địa bàn, tập trung chủ yếu ở các xã: Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Động Đạt, Yên Lạc, Vô Tranh và thị trấn Đu.