Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhu Cầu Tôm Sú Cỡ Lớn Ở Mỹ Vẫn Cao

Nhu Cầu Tôm Sú Cỡ Lớn Ở Mỹ Vẫn Cao
Ngày đăng: 23/09/2014

Dù người Mỹ quay lưng lại với tôm sú vì giá cao và nguồn cung khan hiếm, thì loài tôm này vẫn phổ biến ở thị trường Mỹ. Nhu cầu đối với tôm cỡ lớn hiện đang vượt xa nguồn cung, một nhà NK tôm từ Ấn Độ cho biết. Mặc dù sản lượng tôm sú đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng năm nay tôm sú được quan tâm hơn do thiếu tôm chân trắng cỡ lớn.

Năm nay Thái Lan tập trung sản xuất tôm chân trắng cỡ nhỏ vì vậy dự kiến sản lượng tôm của nước này là 200.000 tấn.

Nhu cầu vẫn cao đối với tôm cỡ lớn 6 - 8 con/pao và 8 - 12 con/pao, vì nông dân không định nuôi tôm chân trắng đến khi đạt cỡ lớn, các nhà NK tôm từ Ấn Độ cho biết.

Giá bán buôn tôm các cỡ đã ở mức kỷ lục trong một năm nay. Giá tôm cỡ 8 - 12 là 12,60 - 12,85 USD/kg hồi tháng 8, nhưng sang tháng 9 đã lên đến mức 12,33 USD như ngày 01/9/2013, và giá tương đối ổn định kể từ đó, một nguồn tin từ Mỹ cho biết .

"Tuy nhu cầu thấp, nhưng nguồn cung cấp vẫn không đáp ứng" các nhà NK tôm Ấn Độ cho biết, tôm cỡ 13 - 15 con/pao bây giờ chủ yếu là tôm sú, vì nguồn cung tôm chân trắng cỡ này quá thấp.

Marc Nussbaum, Chủ tịch của công ty NK tôm International Marketing Specialists (IMS), cũng nhận định đang có nhu cầu mạnh mẽ đối với tôm sú cỡ lớn, nhưng ông không tin rằng nhu cầu sẽ kéo dài. Nếu có tôm chân trắng cỡ lớn thì giá tôm sú sẽ giảm hoặc người mua sẽ chuyển sang tôm chân trắng. Hiện nay các nhà phân phối ở Mỹ không có dữ trữ tôm sú mà chuyển sang dự trữ tôm chân trắng từ mấy tháng nay.

Giá tôm sú trung bình hiện nay liên tục cao hơn so với tôm chân trắng một cách đáng kể. Theo nguồn tin Urner Barry cho thấy, chênh lệch giữa giá bán buôn tôm chân trắng và tôm sú tại Mỹ là hơn 1 USD cho cỡ 16 - 20 tôm vỏ bỏ đầu (HLSO).

Harry Mahleres, Giám đốc thu mua của Công ty Seattle Fish, cho rằng thị trường không ổn định một phần nguyên nhân do người mua quay lưng với tôm sú.

Ngành tôm sú thu hẹp chứ không biến mất

Người nuôi tôm ở các nước sản xuất chính như Ấn Độ và Việt Nam đã chuyển từ tôm sú sang tôm chân trắng để tránh dịch bệnh. Thống kê từ Cargill cho thấy, sản xuất tôm sú toàn cầu đã giảm từ mức cao nhất 750.000 tấn - đạt được trong năm 2009, 2011 và 2012 – xuống chỉ còn hơn 500.000 tấn năm ngoái.

Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản Rajiv Gandhi (RGCA), một chi nhánh của Cơ quan Xúc tiến thủy sản Ấn Độ (MPEDA) đã lập một trung tâm giống tôm sú ở Nam Andaman Ấn Độ, tại Kodiaghat; và trung tâm đang có kế hoạch sản xuất một loạt tôm sú miễn dịch để phân phối cho các trại giống trên cả nước.


Có thể bạn quan tâm

Vùng Đồng Tháp Mười Chuyển 10.000 Ha Đất Trồng Lúa Sang Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Đồng Tháp Mười Chuyển 10.000 Ha Đất Trồng Lúa Sang Nuôi Trồng Thủy Sản

Nhằm khai thác thế mạnh vùng nước ngọt để phát triển nuôi thủy sản, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa 2 vụ sang nuôi trồng thủy sản, để cân đối lại diện tích sản xuất lúa trong tỉnh.

15/06/2013
Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 16,4% Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 16,4%

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.

15/06/2013
Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ

Được mệnh danh là “vua ong” ở Tuyên Quang, sở hữu trong tay gần 1.500 đàn ong mật, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã và đang trở thành địa điểm tham quan, học tập tin cậy cho nhiều hộ trong và ngoài tỉnh trên con đường thoát nghèo bền vững.

15/06/2013
Lão Nông Sang Nhật “Săn” Giống Đậu Bắp Lão Nông Sang Nhật “Săn” Giống Đậu Bắp

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

15/06/2013
Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng-Vật Nuôi, Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng-Vật Nuôi, Theo Hướng Phát Triển Bền Vững

Huyện Thuận Bắc có 6 xã với dân số gần 39.000 người, trong đó dân tộc Raglai và dân tộc Chăm chiếm đến 70%. Tuy là địa phương có diện tích đất tự nhiên tương đối rộng, với gần 320 km2, nhưng phần lớn là đồi núi, đất dốc và sỏi đá, tiềm năng để tạo động lực phát triển còn hạn chế, đời sống đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn.

15/06/2013