Nhu Cầu Tiêu Thụ Rau VietGAP Tăng Cao

Với nhận thức ngày càng cao cùng với yêu cầu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng rau VietGAP.
Bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc - Chủ nhiệm HTX Thỏ Việt (TP.HCM), cho biết hiện nay nhu cầu tiêu thụ rau an toàn của người tiêu dùng ngày càng tăng tạo điều kiện cho nguồn cung phát triển. HTX Thỏ Việt hiện tại có 55ha sản xuất rau VietGAP, cung cấp ra thị trường hơn 13 tấn/ngày.
Trong vài tháng tới, HTX sẽ tăng diện tích lên 80ha với sản lượng 20 tấn/ngày, tăng 150%. Không chỉ tiêu thụ trong các siêu thị Co.op mart, Metro, Lotte, Big C... rau của HTX còn xuất khẩu sang Đức, Hà Lan, UAE.
Bà Lê Ngọc Đào - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, theo khảo sát của sở, hiện nay mỗi ngày hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn thành phố tiêu thụ bình quân 217 tấn rau, trong đó rau VietGAP là hơn 98 tấn. Trong năm 2014, dự báo tổng sản lượng tiêu thụ rau VietGAP ở TP.HCM sẽ tăng 39% so với nhu cầu hiện tại và đạt mức bình quân 137 tấn/ngày. Đến năm 2020, lượng rau VietGAP tiêu thụ mỗi ngày của thành phố có thể đạt tới 962 tấn.
Trong khi đó theo Sở NNPTNT TP.HCM, hiện toàn thành phố mới có hơn 144ha sản xuất rau VietGAP với sản lượng 41 tấn/ngày. Do đó, dễ nhận thấy rằng đầu ra cho các sản phẩm rau VietGAP ở TP.HCM là còn khá lớn.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng TP.HCM, ông Nguyễn Phước Trung - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, các HTX đã có kế hoạch trong 1 - 3 tháng tới tăng diện tích trồng rau VietGAP lên hơn 187ha, theo đó sản lượng sẽ tăng lên 48 tấn/ngày. Và sang năm 2014 diện tích sẽ tăng thêm 300ha nữa. Khi đó tổng cộng sẽ có 450ha sản xuất rau VietGAP với sản lượng 121 tấn/ngày.
Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số đơn vị cung ứng rau VietGAP trên địa bàn thành phố vẫn chưa có điều kiện và cơ hội đưa hàng hóa vào được các hệ thống phân phối do còn nhiều khó khăn vướng mắc liên quan đến phương thức, quy trình thu mua, tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm... Chính vì thế, một lượng không nhỏ rau VietGAP của các HTX đang phải bán ra các chợ truyền thống. Mà rau VietGAP ra chợ thì cũng hóa thành rau thường do người đi chợ chưa nhận diện được sản phẩm VietGAP.
“Nói gì thì nói, hiện rất nhiều người tiêu dùng ở thành phố vẫn đang chủ yếu mua rau bán ở các chợ. Chính vì thế nếu thành phố có chính sách hỗ trợ, tăng cường quảng bá, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho rau VietGAP tiêu thụ ở chợ hơn nữa thì đây sẽ là một kênh tiêu thụ quan trọng” - ông Võ Thành Dương - Phó Chủ nhiệm HTX Phước An kỳ vọn.
Có thể bạn quan tâm

Vì chạy theo “lợi nhuận khủng” của con tôm mà nhiều nơi bất chấp san phẳng mặt bằng, sử dụng sai mục đích đất, tận thu vô tội vạ nguồn nước ngầm, hủy diệt môi trường và người nuôi đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn của thị trường.

Chị Trịnh Thị Tùng, người chứng kiến vụ cá chết ở bè anh Dương Văn Thanh cung cấp thông tin cho cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) về vụ việc cá bớp nuôi trên sông Chà Và chết hàng loạt chiều 25-12.

Mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt có nhiều ưu điểm như: Tận dụng được diện tích đất nhỏ, đầu tư ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã phát triển ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua. Một số hộ dân ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) học tập và triển khai mô hình này bước đầu có hiệu quả.

Hiện con cá tra chiếm 26% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, chỉ sau con tôm. Tuy nhiên, nhiều năm qua, ngành hàng này vẫn đối mặt với tình trạng liên kết chuỗi lỏng lẻo; sản xuất nhỏ lẻ, tự phát; sản phẩm đơn điệu; thị trường xuất khẩu thường xuyên biến động theo chiều hướng bất lợi...

Thời gian gần đây, mô hình ương nuôi cá lóc giống và cá lóc thương phẩm phát triển mạnh nên nông dân thi nhau đào ao nuôi cá. Việc ương nuôi theo phong trào nên khó tránh khỏi khó khăn ở đầu ra….