Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhu Cầu Thức Ăn Thủy Sản Toàn Cầu Sẽ Tăng 11,4% Mỗi Năm

Nhu Cầu Thức Ăn Thủy Sản Toàn Cầu Sẽ Tăng 11,4% Mỗi Năm
Ngày đăng: 03/04/2014

Theo một báo cáo mới của công ty Transparency Market Research về xu hướng và dự báo thị trường thức ăn thủy sản, nhu cầu thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ tăng 11,4%/năm trong thời kỳ từ 2013-2019.

Theo báo cáo, năm 2019, nhu cầu thức ăn thủy sản sẽ đạt 122,6 tỉ USD về giá trị, tăng so với 57,7 tỉ USD của năm 2012 và tăng 10,9% về khối lượng.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển là một trong những yếu tố chính dẫn đến sự gia tăng nhu cầu thức ăn thủy sản trong những năm qua và dự kiến xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong vài năm tới. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của con người tăng do người tiêu dùng ngày càng có ý thức về lợi ích sức khỏe.

Tuy nhiên, giá các thành phần được sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản như bột cá và dầu cá sẽ biến động, khiến ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của thị trường. Nhu cầu thức ăn thủy sản tiện lợi gia tăng, đặc biệt là từ châu Á Thái Bình Dương, dự kiến sẽ mang đến nhiều cơ hội tăng trưởng thị trường trong tương lai gần.

Cá chép là loài sử dụng nhiều thức ăn thủy sản nhất trong năm 2012, chiếm 25% thị phần. Nhu cầu thức ăn thủy sản dự kiến ở trên mức trung bình đối với các loài như nhuyễn thể và cá hồi do nhu cầu tiêu thụ của con người tăng.

Theo dự báo, Châu Á Thái Bình Dương là khu vực có nhu cầu thức ăn thủy sản lớn nhất trong năm 2012, chiếm 65% thị phần, tiếp theo là Châu Âu. Châu Á Thái Bình Dương dự kiến tiếp tục tăng trưởng nhanh nhất trong vài năm tới do hoạt động NTTS phát triển. Một số các công ty thức ăn thủy sản lớn trên thị trường là Alltech, BioMar, Cargill, Cermaq và nhiều công ty khác.

Các loài giáp xác và cá chép sẽ tiếp tục là các loài phát triển nhanh nhất do hoạt động nuôi các loài này ngày càng phát triển trong ngành NTTS. Cá chép được nuôi nhiều do nhu cầu tăng trên thị trường bán lẻ. Nhu cầu giáp xác dự kiến tăng nhanh trong vài năm tới do nhu cầu trong ngành thực phẩm và dược phẩm tang.


Có thể bạn quan tâm

11.000 Tấn Xoài Đã Xuất Sang Trung Quốc 11.000 Tấn Xoài Đã Xuất Sang Trung Quốc

Tìm hiểu tường tận tình hình tại cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn), chúng tôi thấy không có gì xác thực cho thông tin xoài Trung Quốc “ngậm hóa chất” NK về nước đội lốt xoài Việt Nam mà một số báo đăng tải vài ngày trước.

02/04/2014
Huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) Giá Cá Bổi Thương Phẩm Giảm Mạnh Huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) Giá Cá Bổi Thương Phẩm Giảm Mạnh

Mặc dù bị rớt giá, nhưng hiện nay nhiều hộ cũng phải xuất bán, do nguồn nước ngày càng cạn kiệt, cộng với thiếu tiền mua thức ăn cho cá.

03/04/2014
Không Nên Thả Tôm, Nghêu Giống Trong Thời Tiết Nắng Nóng Không Nên Thả Tôm, Nghêu Giống Trong Thời Tiết Nắng Nóng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang vừa có văn bản khuyến cáo nông dân không nên thả tôm, nghêu giống trong giai đoạn thời tiết nắng nóng, gây bất lợi cho thủy sản nuôi như hiện nay.

03/04/2014
Đồng Tháp Không Sử Dụng Nước Ngầm Để Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Đồng Tháp Không Sử Dụng Nước Ngầm Để Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Đối với cá chạch sụn, là một loài vật nuôi mới nên chưa thể đánh giá đúng tiềm năng của loài này, ông Hùng yêu cầu Chi cục Thủy sản kiến nghị Tổng cục Thủy sản nuôi khảo nghiệm đối với giống vật nuôi mới này.

03/04/2014
Miền Trung Khan Hiếm Tôm Hùm Giống Miền Trung Khan Hiếm Tôm Hùm Giống

Do tôm hùm giống bán được giá cao nên người dân tận thu, bắt cả những con tôm có kích thước rất nhỏ; cách thức vận chuyển, lưu giữ và ương tôm giống lại chưa phù hợp khiến tỷ lệ hao hụt tôm hùm giống lên đến 50%.

03/04/2014