Nhu Cầu Thức Ăn Thủy Sản Toàn Cầu Sẽ Tăng 11,4% Mỗi Năm

Theo một báo cáo mới của công ty Transparency Market Research về xu hướng và dự báo thị trường thức ăn thủy sản, nhu cầu thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ tăng 11,4%/năm trong thời kỳ từ 2013-2019.
Theo báo cáo, năm 2019, nhu cầu thức ăn thủy sản sẽ đạt 122,6 tỉ USD về giá trị, tăng so với 57,7 tỉ USD của năm 2012 và tăng 10,9% về khối lượng.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển là một trong những yếu tố chính dẫn đến sự gia tăng nhu cầu thức ăn thủy sản trong những năm qua và dự kiến xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong vài năm tới. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của con người tăng do người tiêu dùng ngày càng có ý thức về lợi ích sức khỏe.
Tuy nhiên, giá các thành phần được sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản như bột cá và dầu cá sẽ biến động, khiến ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của thị trường. Nhu cầu thức ăn thủy sản tiện lợi gia tăng, đặc biệt là từ châu Á Thái Bình Dương, dự kiến sẽ mang đến nhiều cơ hội tăng trưởng thị trường trong tương lai gần.
Cá chép là loài sử dụng nhiều thức ăn thủy sản nhất trong năm 2012, chiếm 25% thị phần. Nhu cầu thức ăn thủy sản dự kiến ở trên mức trung bình đối với các loài như nhuyễn thể và cá hồi do nhu cầu tiêu thụ của con người tăng.
Theo dự báo, Châu Á Thái Bình Dương là khu vực có nhu cầu thức ăn thủy sản lớn nhất trong năm 2012, chiếm 65% thị phần, tiếp theo là Châu Âu. Châu Á Thái Bình Dương dự kiến tiếp tục tăng trưởng nhanh nhất trong vài năm tới do hoạt động NTTS phát triển. Một số các công ty thức ăn thủy sản lớn trên thị trường là Alltech, BioMar, Cargill, Cermaq và nhiều công ty khác.
Các loài giáp xác và cá chép sẽ tiếp tục là các loài phát triển nhanh nhất do hoạt động nuôi các loài này ngày càng phát triển trong ngành NTTS. Cá chép được nuôi nhiều do nhu cầu tăng trên thị trường bán lẻ. Nhu cầu giáp xác dự kiến tăng nhanh trong vài năm tới do nhu cầu trong ngành thực phẩm và dược phẩm tang.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, bệnh “lá đứng” trên cây chanh không hạt có biểu hiện lá to và đứng, có màu xanh, đặc biệt là không có khả năng cho ra hoa đậu trái, đây được xem là bệnh lạ chưa rõ nguyên nhân.

Việc nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) trong vùng nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh; tác động rất lớn đến môi trường và đa dạng sinh học…

Với gần 46 ngàn hécta, Đồng Nai đứng trong tốp đầu các tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn nhất khu vực phía Nam với nhiều loại trái ngon, như: chôm chôm, mít, xoài, sầu riêng, thanh long ruột đỏ... Đây đều là những trái cây có tiềm năng xuất khẩu lớn.

Không chỉ ở thành công ở vùng đồng bằng, mô hình chăn nuôi bò giảm nghèo được người dân ở các huyện miền núi Phú Yên áp dụng hiệu quả, mang lại thu nhập cao.

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao với tin đồn có thương lái Trung Quốc đặt vấn đề thu mua đọt và lá khoai lang non với giá cao, đặt hàng số lượng lớn tại vùng chuyên canh khoai lang của huyện Bình Tân (Vĩnh Long).