Nhu Cầu Thị Trường Lớn Giúp Cam Sành Bắc Quang Được Giá

Những ngày qua, trước nhu cầu thị trường, cùng với chất lượng thơm, ngon của cam sành Bắc Quang (Hà Giang), thương lái từ các nơi tăng cường thu mua cam sành ở Bắc Quang. Nhiều tư thương đã chủ động liên hệ với các hộ sản xuất cam thu mua tận gốc.
Có những tư thương thu mua cả vườn cam có mức sản lượng từ vài chục tấn đến 200 tấn. Qua đó, giúp cho giá cam tại Bắc Quang đầu vụ tăng lên từng ngày. Theo ghi nhận, giá cam ngày 15.1 bán tại gốc ở mức hơn 9.000đ/kg, đến ngày 17.1, giá đã được nâng lên mức từ 10 – 12.500đ/kg.
Hiện tại là thời điểm cam sành đang chín và bắt đầu vụ thu hoạch. Với diện tích cam khoảng 2.200ha, trong đó có trên 1.000ha cam, quýt đang cho thu hoạch, Bắc Quang là địa phương có diện tích cam, quýt lớn nhất của tỉnh. Nhiều diện tích cam được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP cùng với kỹ thuật chăm sóc tốt nên chất lượng, mẫu mã cam được nâng lên. Theo đánh giá của huyện, sản lượng cam năm nay ổn định.
Ngay từ đầu mùa thu hoạch, cam được giá, từ đó dự báo từ nay đến Tết nguyên đán, khi nhu cầu tiêu thụ tăng, giá cam sành sẽ tiếp tục được nâng lên. Đó là tín hiệu vui đối với người trồng cam ở Bắc Quang nói riêng và trong tỉnh nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Qua triển khai, Phó chủ tịch UBND huyện Tam Nông Lê Hoàng Nam đánh giá cao triển vọng của dự án, đồng thời yêu cầu Công ty và Hợp tác xã tôm càng xanh thống nhất về thời gian xuống giống; UBND xã Phú Thành B tăng cường tuyên truyền để bà con đăng ký tham gia nhiều hơn; ngành nông nghiệp huyện hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân trong suốt quá trình thực hiện dự án...

Là huyện nghèo, nền kinh tế chậm phát triển; trong những năm qua, huyện Xín Mần đã xác định: Lấy sản xuất nông nghiệp làm hướng đi chính trong phát triển kinh tế, XĐGN. Theo đó, để sản xuất nông nghiệp trở thành hướng đi chủ đạo của nền kinh tế, huyện đã quy hoạch, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy thế mạnh của từng vùng, áp dụng KHKT, đưa nhanh giống mới vào sản xuất, đầu tư thâm canh...

Dù không phải xã điểm của tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng sau 3 năm triển khai, đến nay, diện mạo xã Vị Bình, huyện Vị Thủy đã có nhiều thay đổi. Hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị đều được củng cố và phát triển, đời sống của người dân đang từng bước được nâng lên.

Ngay cả những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ cũng đã có những chính sách thay thế dần nguồn năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, than đá) bằng các nguồn năng lượng tái tạo. Nguyên nhân do các nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần việc khai thác, sử dụng loại nhiên liệu này là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chi phí ngày càng tăng cao.

Chị Trần Thị Kim Oanh-Chủ tịch Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, cho biết: Vật dụng để làm giá đỗ gồm tấm ni lông, bao bố, gạch. Về quy trình làm, ngâm đậu trong thời gian 9 tiếng đồng hồ theo công thức 2 sôi, 3 lạnh.