Nhu Cầu Thị Trường Lớn Giúp Cam Sành Bắc Quang Được Giá

Những ngày qua, trước nhu cầu thị trường, cùng với chất lượng thơm, ngon của cam sành Bắc Quang (Hà Giang), thương lái từ các nơi tăng cường thu mua cam sành ở Bắc Quang. Nhiều tư thương đã chủ động liên hệ với các hộ sản xuất cam thu mua tận gốc.
Có những tư thương thu mua cả vườn cam có mức sản lượng từ vài chục tấn đến 200 tấn. Qua đó, giúp cho giá cam tại Bắc Quang đầu vụ tăng lên từng ngày. Theo ghi nhận, giá cam ngày 15.1 bán tại gốc ở mức hơn 9.000đ/kg, đến ngày 17.1, giá đã được nâng lên mức từ 10 – 12.500đ/kg.
Hiện tại là thời điểm cam sành đang chín và bắt đầu vụ thu hoạch. Với diện tích cam khoảng 2.200ha, trong đó có trên 1.000ha cam, quýt đang cho thu hoạch, Bắc Quang là địa phương có diện tích cam, quýt lớn nhất của tỉnh. Nhiều diện tích cam được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP cùng với kỹ thuật chăm sóc tốt nên chất lượng, mẫu mã cam được nâng lên. Theo đánh giá của huyện, sản lượng cam năm nay ổn định.
Ngay từ đầu mùa thu hoạch, cam được giá, từ đó dự báo từ nay đến Tết nguyên đán, khi nhu cầu tiêu thụ tăng, giá cam sành sẽ tiếp tục được nâng lên. Đó là tín hiệu vui đối với người trồng cam ở Bắc Quang nói riêng và trong tỉnh nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Lọt vào nhóm các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu (XK) “tỷ đô” mỗi năm, tuy nhiên, XK rau quả của Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng. Đặc biệt, ở những thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, thị phần rau quả Việt còn rất hạn chế.

Đơn cử như Huyện hội thì phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở các lớp dệt thổ cẩm cho phụ nữ dân tộc thiểu số và vận động 12 chị tham gia các lớp cạo mủ cao su, tin học. Hội phụ nữ các xã Đắk D’rô, Tân Thành mở được 2 lớp xóa mù chữ cho 47 hội viên, phụ nữ dân tộc, tôn giáo.

Hiện ở nước ta có nhiều vùng trồng mắc ca, song chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên là 1.645 ha, Tây Bắc, diện tích rừng trồng mắc ca chưa lớn, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên và một số tỉnh đang trồng thử nghiệm.

Trong rất nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Điện Biên chậm phải kể đến những khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức họp dân tuyên truyền để bà con nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng. Nếu như ở một số địa bàn khác người dân tích cực phối hợp, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, thì tại bản Nậm Ty 1, Nậm Ty 2, xã Hua Thanh dù đến nay đã qua vài ba lần họp dân, nhưng rừng vẫn chưa thể giao cho cộng đồng!

Đó là tâm sự của của ông Lèng Văn Vĩnh, Trưởng bản Mới 1, xã Chà Cang (huyện Nậm Pồ) cũng như nhiều học viên được học nghề theo Đề án 1956 mà cán bộ Phòng Dạy nghề (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nhận được sau khi phỏng vấn trực tiếp. Điều đó nói lên rằng, tìm việc làm cho lao động sau học nghề luôn là “bài toán” khó!