Nhu cầu nhập khẩu gỗ cứng của Trung Quốc tăng

Năm 2014, Trung Quốc NK 1,53 tỷ USD gỗ cứng từ Mỹ, chủ yếu là gỗ sồi đỏ và gỗ tần bì, dùng để sản xuất đồ nội thất, ván sàn, gỗ dán và trang trí. Lượng gỗ Trung Quốc nhập từ Mỹ chiếm tới 42,6% thị phần gỗ cứng XK của Mỹ.
Nhu cầu sử dụng gỗ Mỹ của Trung Quốc tập trung vào các đô thị đông dân dọc theo bờ biển, như Thượng Hải, Quảng Châu, Thiên Tân và Bắc Kinh và một lượng lớn sản phẩm gia công để tái XK và tiêu thụ nội địa.
Theo ông Mike Snow, Giám đốc điều hành Hội đồng XK gỗ cứng Mỹ (AHEC), Trung Quốc là nước đang phát triển nên nhu cầu gỗ rất lớn. Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, phần lớn gỗ nhập ngoại của Trung Quốc được dùng để gia công hàng XK.
Gần đây do đời sống cải thiện nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ tại thị trường nội địa Trung Quốc tăng vọt. Ngoài ra Trung Quốc còn ban hành Luật Bảo vệ rừng nên Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu gỗ nghiêm trọng, mỗi năm cần khoảng 60 triệu mét khối gỗ, nhập từ Mỹ, Nga, New Zealand và các nước sản xuất gỗ trong khu vực Đông Nam Á, châu Phi.
Có thể bạn quan tâm

Để việc ương cá giống đạt kết quả cao, người nuôi cần lưu ý thực hiện tốt những điều sau:

Theo nhiều ngư dân huyện Tuy An (Phú Yên), trong hơn tuần qua với nghề đi mành, bình quân mỗi tàu có công suất từ 20CV đến 45CV khai thác được 120 đến 150 giỏ cá giò, cá nục trong một đêm; nhiều tàu gặp luồng cá lớn, ngư dân trúng đậm từ 300 đến 340 giỏ cá.

Hiện nay, xu hướng trồng xen canh, lấy ngắn nuôi dài đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Điển hình là ông Nguyễn Hoàng Nam, ấp An Bình, Xã An Cư, huyện Cái Bè (Tiền Giang) thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đưa kinh tế gia đình ngày càng đi vào ổn định.

Ông Nguyễn An Ri - Chủ nhiệm hợp tác xã thủy sản Rạng Đông (HTX), xã Thới Thuận (Bình Đại - Bến Tre) cho biết, hàng năm, vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 là cao điểm của nắng, nóng nên nghêu rất dễ bị chết.

Nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra là một trong những thế mạnh kinh tế của vùng ĐBSCL; song nghề cá đang lâm vào ngõ cụt khi khó khăn chồng chất, đặc biệt giá cá tra nguyên liệu khoảng 2 năm nay ở mức thấp khiến người nuôi lỗ nặng buộc phải bỏ nghề hàng loạt. Vực dậy nghề nuôi cá tra đang là vấn đề cấp bách đặt ra.