Nhu cầu nhập khẩu gỗ cứng của Trung Quốc tăng

Năm 2014, Trung Quốc NK 1,53 tỷ USD gỗ cứng từ Mỹ, chủ yếu là gỗ sồi đỏ và gỗ tần bì, dùng để sản xuất đồ nội thất, ván sàn, gỗ dán và trang trí. Lượng gỗ Trung Quốc nhập từ Mỹ chiếm tới 42,6% thị phần gỗ cứng XK của Mỹ.
Nhu cầu sử dụng gỗ Mỹ của Trung Quốc tập trung vào các đô thị đông dân dọc theo bờ biển, như Thượng Hải, Quảng Châu, Thiên Tân và Bắc Kinh và một lượng lớn sản phẩm gia công để tái XK và tiêu thụ nội địa.
Theo ông Mike Snow, Giám đốc điều hành Hội đồng XK gỗ cứng Mỹ (AHEC), Trung Quốc là nước đang phát triển nên nhu cầu gỗ rất lớn. Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, phần lớn gỗ nhập ngoại của Trung Quốc được dùng để gia công hàng XK.
Gần đây do đời sống cải thiện nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ tại thị trường nội địa Trung Quốc tăng vọt. Ngoài ra Trung Quốc còn ban hành Luật Bảo vệ rừng nên Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu gỗ nghiêm trọng, mỗi năm cần khoảng 60 triệu mét khối gỗ, nhập từ Mỹ, Nga, New Zealand và các nước sản xuất gỗ trong khu vực Đông Nam Á, châu Phi.
Có thể bạn quan tâm

Theo lãnh đạo UBND xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), trên địa bàn xã có 11 hộ ở ấp 5 bị tình trạng “bắp không hạt” với diện tích gần 4 hécta.

Những năm gần đây, nông dân xã Tân Phong (Cai Lậy, Tiền Giang) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Huỳnh Văn Chiến ở ấp Tân Luông A.

Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.

Thời ấy giá 1 ký dông giống lên đến 450.000 đồng, mặc dù vậy nhiều người vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để nuôi động vật này. Đến nay, do nhu cầu tiêu thụ dông của các nhà hàng trong đất liền xuống thấp, người nuôi dông ở Phú Quý bị điêu đứng vì đầu ra. Thời điểm mà nghề nuôi dông trên đảo ăn nên làm ra là vào đầu năm 2008 đến cuối năm 2012.

Tuy nằm sâu trong ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau nhưng để tìm đến nhà anh Nguyễn Trung Kiên không khó, bởi trong ấp ai cũng biết đến anh. Anh trở thành người “nổi tiếng” cách đây khoảng hơn 1 năm nhờ vào mô hình nuôi gà nòi lai F1 trên đệm lót sinh học bằng men balaza N01.