Nhu cầu nhập khẩu gỗ cứng của Trung Quốc tăng

Năm 2014, Trung Quốc NK 1,53 tỷ USD gỗ cứng từ Mỹ, chủ yếu là gỗ sồi đỏ và gỗ tần bì, dùng để sản xuất đồ nội thất, ván sàn, gỗ dán và trang trí. Lượng gỗ Trung Quốc nhập từ Mỹ chiếm tới 42,6% thị phần gỗ cứng XK của Mỹ.
Nhu cầu sử dụng gỗ Mỹ của Trung Quốc tập trung vào các đô thị đông dân dọc theo bờ biển, như Thượng Hải, Quảng Châu, Thiên Tân và Bắc Kinh và một lượng lớn sản phẩm gia công để tái XK và tiêu thụ nội địa.
Theo ông Mike Snow, Giám đốc điều hành Hội đồng XK gỗ cứng Mỹ (AHEC), Trung Quốc là nước đang phát triển nên nhu cầu gỗ rất lớn. Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, phần lớn gỗ nhập ngoại của Trung Quốc được dùng để gia công hàng XK.
Gần đây do đời sống cải thiện nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ tại thị trường nội địa Trung Quốc tăng vọt. Ngoài ra Trung Quốc còn ban hành Luật Bảo vệ rừng nên Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu gỗ nghiêm trọng, mỗi năm cần khoảng 60 triệu mét khối gỗ, nhập từ Mỹ, Nga, New Zealand và các nước sản xuất gỗ trong khu vực Đông Nam Á, châu Phi.
Có thể bạn quan tâm

Từ trước đến nay, việc khai thác trầm hương chỉ phụ thuộc vào tự nhiên, nhưng hiện nay tại huyện Tân Phú đã có người nghiên cứu thành công chất cấy tạo trầm trên cây dó bầu, mở ra một hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế của một huyện miền núi.

Theo thống kê ban đầu, tính đến thời điểm này, bão số 2 đã làm 8 người chết và mất tích, 81 người bị thương. Điều đáng nói, cơn bão xuất hiện đúng vào lúc nhiều địa phương ở miền Bắc nông dân đang xuống đồng thu hoạch…

Mấy năm trở lại đây, nhiều người dân ở Thái Bình kéo nhau ra các thành phố để mưu sinh nên số lao động còn ở lại rất ít. Chính vì thế, mà mỗi lúc vào thời vụ của nhà nông, xuất hiện những người làm nghề phun thuốc trừ sâu thuê.

Mới đây, nhiều nhà vườn trồng vải thiều, na (mãng cầu ta), nhãn, mận, ổi, xoài hay nông dân trồng khổ qua, dưa leo, bầu bí, đậu ở các tỉnh miền Bắc như: Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Yên Bái và một số tỉnh phía Nam: Đồng Nai, Vĩnh Long, Hậu Giang

Cứ mỗi năm nhà vườn ở ĐBSCL lại nghĩ ra một sản phẩm trái cây mới lạ để phục vụ thị trường Tết. Từ bưởi hồ lô, đến dưa hấu vuông, dưa hấu thỏi vàng và Tết năm nay có thêm dưa hấu hồ lô “Tài Lộc” chữ nổi.