Nhu cầu nhập khẩu gỗ cứng của Trung Quốc tăng

Năm 2014, Trung Quốc NK 1,53 tỷ USD gỗ cứng từ Mỹ, chủ yếu là gỗ sồi đỏ và gỗ tần bì, dùng để sản xuất đồ nội thất, ván sàn, gỗ dán và trang trí. Lượng gỗ Trung Quốc nhập từ Mỹ chiếm tới 42,6% thị phần gỗ cứng XK của Mỹ.
Nhu cầu sử dụng gỗ Mỹ của Trung Quốc tập trung vào các đô thị đông dân dọc theo bờ biển, như Thượng Hải, Quảng Châu, Thiên Tân và Bắc Kinh và một lượng lớn sản phẩm gia công để tái XK và tiêu thụ nội địa.
Theo ông Mike Snow, Giám đốc điều hành Hội đồng XK gỗ cứng Mỹ (AHEC), Trung Quốc là nước đang phát triển nên nhu cầu gỗ rất lớn. Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, phần lớn gỗ nhập ngoại của Trung Quốc được dùng để gia công hàng XK.
Gần đây do đời sống cải thiện nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ tại thị trường nội địa Trung Quốc tăng vọt. Ngoài ra Trung Quốc còn ban hành Luật Bảo vệ rừng nên Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu gỗ nghiêm trọng, mỗi năm cần khoảng 60 triệu mét khối gỗ, nhập từ Mỹ, Nga, New Zealand và các nước sản xuất gỗ trong khu vực Đông Nam Á, châu Phi.
Có thể bạn quan tâm

Các mặt hàng nông sản tươi như khoai, chuối, hồng, rau củ… đang “đau đầu” vì giá cả bấp bênh, thì ngược lại, các sản phẩm này khi được sấy khô lại bán với giá rất cao.

Từ cách đây vài chục năm, cây sơn lấy nhựa đã xuất hiện trên đất Thanh Sơn và phát triển ở một số xã như: Thạch Khoán, Sơn Hùng, Hương Cần, Văn Miếu, Võ Miếu do những người từ huyện Tam Nông di thực vào, hoặc học hỏi bà con giáp ranh.

Ông Phạm Tiện (trú thôn 7, xã Hương An, Quế Sơn) bị mù cả 2 mắt nhưng nhiều năm liền được khen tặng là nông dân sản xuất giỏi của địa phương.

Cảng cá Tắc Cậu (Châu Thành, Kiên Giang) mỗi ngày tiếp nhận hàng chục chiếc tàu đánh bắt xa bờ trở về, với sản lượng tôm, cá cả trăm tấn. Trái hẳn với tâm trạng háo hức mang thành quả lao động từ biển về, phần lớn những ngư dân mà chúng tôi gặp tại đây đều buồn rười rượi.

Vụ nuôi tôm hùm vừa qua nhờ tôm ít bị bệnh, giá bán lại cao nên nhiều hộ dân ở TX Sông Cầu (Phú Yên) có thu nhập hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là tình trạng ngư dân “mạnh tay” đầu tư vốn để phát triển lồng bè nuôi tôm một cách tự phát đang tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại và vỡ quy hoạch vùng nuôi.