Nhu Cầu Kiệu Giống Tăng Cao

Đến hẹn lại lên, cứ vào khoảng đầu tháng 7 Âm lịch, tại chợ trung tâm huyện Phù Mỹ lại nhộn nhịp mùa kiệu giống. Mới chừng 5 - 6 giờ sáng, đã có hàng trăm người từ các địa phương đổ về chợ tham gia mua bán kiệu giống.
Để củ kiệu giống đạt chất lượng, khả năng nảy mầm cao, đòi hỏi người trồng phải đầu tư thâm canh, từ loại đất trồng phù hợp đến kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc.
Thời gian trồng kiệu giống kéo dài gần 4 tháng, bắt đầu từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 6 Âm lịch thì cho thu hoạch. Năm nay nhuần 2 tháng 9 nên mùa kiệu giống cũng được bắt đầu muộn hơn.
So với năm ngoái, năm nay giá kiệu giống được cho là “mềm” hơn, và không xảy ra tình trạng “nhảy” giá như mọi năm. Vào những ngày đầu mùa, giá kiệu dao động từ 35.000 đến 38.000 đồng/kg đối với giống kiệu loại củ to, đều; loại củ nhỏ hơn, giá từ 28.000 đến 35.000 đồng/kg.
Gần đây, giá kiệu giống có giảm hơn chút đỉnh, từ 22.000 đến 35.000/kg, vì củ nhỏ hơn và dính nhiều bùn đất do những cơn mưa trong mấy ngày qua.
Năm nay do nắng hạn kéo dài, cây kiệu không được cung cấp đủ nước tưới nên củ kiệu giống nhỏ hơn và sản lượng thấp hơn, giá kiệu giống không cao hơn so với mọi năm.
Tuy vậy, người trồng kiệu giống vẫn vui, vì nói như chị Trần Thị Trưng, nông dân ở thôn Tân An, xã Mỹ Quang - vùng đất có truyền thống trồng kiệu giống: “Một sào kiệu giống vụ này đạt năng suất từ 3 tạ trở lên, giá bình quân khoảng 30.000 đồng/kg, thu nhập gần 10 triệu đồng, không thấp hơn bao nhiêu so với năm ngoái; còn so với trồng lúa thì cao hơn gấp nhiều lần”.
Ở chợ kiệu giống, không chỉ có những người mua giống về trồng, còn có những tiểu thương ở thị trấn Phù Mỹ mua gom kiệu giống đưa đi tiêu thụ ở ngoài huyện, ngoài tỉnh.
Ông Lê Văn Trung, ở thôn Đại Sơn, xã Mỹ Hiệp, cho biết năm nào ông cũng trồng kiệu giống để giảm chi phí trồng kiệu tết, nhưng năm nay hạn hán kéo dài, năng suất kiệu thấp, không đủ giống để trồng, nên phải mua thêm. “Kiệu giống ở chợ Phù Mỹ này là nhất rồi, ở đâu họ cũng tìm tới đây mua, củ vừa chắc, đều, độ nảy mầm cao; đặc biệt là củ kiệu rất ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng” - ông Trung nói.
Còn ông Hồ Ngọc Anh - ở thôn Phước Thung, xã Mỹ Phong, mua 70 kg giống để trồng gần 2 sào kiệu tết - chia sẻ về kinh nghiệm mua kiệu giống: “Ở chợ này bán đủ loại kiệu giống, có loại được trồng trên đất cát pha, có loại thì trồng trên đất ruộng, có loại được chuyển từ trong Nam ra, củ to có, nhỏ có...
Mua về trồng kiệu tết thì phải chọn những loại giống củ kiệu nào mình quen trồng, đặc biệt phải mua loại củ vừa vừa thôi, nhưng chắc củ, tròn đều thì độ nảy mầm mới cao, cho năng suất và chất lượng củ tốt”.
Thực tế nhiều năm qua cho thấy nhu cầu kiệu giống không ngừng tăng lên. Lý giải vấn đề này, ông Ngô Đình Ba, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Phù Mỹ, cho biết: Năm nay nhu cầu kiệu giống tăng cao vì nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang các loại cây trồng cạn cho hiệu quả hơn, trong đó có cây kiệu.
Bên cạnh đó, kiệu tết năm ngoái được mùa, được giá, nông dân rất phấn khởi nên tiếp tục đầu tư trồng kiệu. Đặc biệt, lần đầu tiên kiệu Phù Mỹ được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp chứng nhận thương hiệu, khẳng định được uy tín và chất lượng, nên bà con nông dân rất kỳ vọng vào một mùa bội thu kiệu tết.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT, hiện nay, mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Ngoài các khâu làm đất, vận chuyển đã được cơ giới hóa 100%, các khâu tưới nước, làm khô, xay xát và bảo quản… cũng có mức độ cơ giới hóa tăng mạnh so với những năm trước. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp chỉ mới tập trung ở những vùng có điều kiện thuận lợi.

Về nuôi tôm, diện tích thả nuôi cả nước trong tháng 2 ước đạt 142.688 ha (tôm sú 138.872 ha, tôm thẻ chân trắng 3.816 ha), sản lượng thu hoạch 7.771 tấn (tôm sú 3.642 tấn, tôm thẻ chân trắng 4.128 tấn). Diện tích nuôi cá tra (tính cả diện tích chuyển từ năm 2014 sang) đạt 1.818 ha, sản lượng 108.047 tấn, tuy nhiên, giá cá tra đã sụt giảm trong tháng, trung bình 76 đồng/kg.

Nằm trong các hoạt động Lễ hội kỷ niệm 279 năm Tao đàn Chiêu Anh Các và Ngày thơ Việt Nam, ngày 5/3 (tức ngày Rằm tháng Giêng), UBND thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang tổ chức thả hơn 530.000 con giống xuống đầm Đông Hồ - Hà Tiên nhằm tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và thả 8 cá thể đồi mồi về với biển.

Những ngày qua, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ nông dân và các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định đã và đang tích cực đẩy nhanh tiến độ cải tạo ao, đầm, chuẩn bị các điều kiện cho vụ nuôi thả thủy sản mới.

Hiện ông nuôi 15 vèo, mỗi vèo thả 3.000 ếch giống. Ếch giống mua ở huyện Cái Bè, 600 - 1.300 đồng/con (tùy thời điểm). Vèo có diện tích 12m2 làm từ lưới Thái, phần đáy được phủ tấm nhựa để trữ nước. Bên ngoài vèo, ông thả nuôi kết hợp 4.000 cá tra và 1.000 cá trê.