Nhu cầu điện phục vụ trồng khoai môn của nông dân Đại An (Trà Vinh)

Tìm hiểu chúng tôi được biết, khoai môn thích hợp trồng trên đất giồng cát, tại xã Đại An, khoai môn chủ yếu được trồng tại ấp Giồng Lớn A và Cây Da với diện tích 30,1ha của 130 hộ, tăng khá nhiều so với những năm trước đây. |Tuy nhiên, khoai môn ở Đại An được trồng chủ yếu vào mùa nắng nên để đảm bảo năng suất, ngoài yếu tố giống, kỹ thuật, công chăm sóc thì phải cần đủ nước tưới. Theo người dân địa phương, trồng khoai môn cực công hơn nhiều loại hoa màu khác, do thời gian sinh trưởng kéo dài đến 05 tháng, chủ yếu xuống giống vào khoảng tháng 10 - 11 (âm lịch), khi đất cạn nước, đến khoảng tháng 3 - 4 (âm lịch) thì vào thời điểm thu hoạch. Do khoai môn chủ yếu trồng vào mùa nắng, lúc bắt đầu cho củ, cần phải cung cấp đủ nước thì môn mới đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy, nhu cầu kéo điện phục vụ tưới tiêu là cần thiết.
Khoảng năm 2011, dự án kéo điện phục vụ trồng màu (chủ yếu là cây khoai môn) được triển khai tại xã Đại An, qua đó, xã được kéo 02 tuyến đường điện phục vụ trồng màu, tổng chiều dài 03km, giúp người dân thuận lợi trong sản xuất, ổn định thu nhập. Trong đó, tuyến đường điện ngang ấp Giồng Lớn A hạ thế khoảng 03 năm nay, dài 1,1km, còn lại tuyến điện ấp Cây Da dài 1,9km. Tuy nhiên, toàn tuyến điện ấp Giồng Lớn A chưa được hạ thế hết để phục vụ sản xuất, chiều dài còn lại khoảng 1,9km.
Ông Kim Than, cán bộ nông nghiệp xã Đại An cho biết: Thời điểm này, khoai môn thu hoạch gần hết, năng suất bình quân đạt 16 tấn/ha, với giá bán 12.000 - 16.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận bình quân 100 - 120 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ đạt lợi nhuận 200 triệu đồng/ha, đây là mức lợi nhuận khá cao đối với người dân trong xã. Tuy nhiên, xã còn 13,6ha đất trồng lúa-màu nhưng chưa có điện phục vụ nên mùa khô một số diện tích đất còn bỏ trống. Ông Thạch Long, Trưởng ban nhân dân ấp Giồng Lớn A chia sẻ: Có điện phục vụ tưới tiêu, chúng tôi sản xuất thuận lợi hơn, trong ấp còn khá nhiều diện tích đất chưa được hạ thế điện phục vụ sản xuất nên người dân không phát triển diện tích khoai môn, nếu đủ điện phục vụ, khả năng tất cả diện tích này sẽ chuyển sang trồng khoai môn vì hiệu quả kinh tế khá hơn nhiều loại cây màu khác, còn nếu không có điện người dân khó tăng thêm diện tích vì so với nhiều loại cây màu khác, khoai môn rất cực công tưới nước.
Ông Trần Minh Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Đại An cho biết: Do điều kiện tự nhiên, xã Đại An còn nhiều diện tích đất giồng cát chỉ trồng được 01 vụ lúa kết hợp 01 - 02 vụ màu/năm nên sau vụ thu hoạch môn, nông dân trồng tiếp các loại hoa màu khác như bắp, đậu xanh, mướp… đến lúc mưa xuống mới bắt đầu trồng lúa. Tuy nhiên, xã còn khá nhiều diện tích đất giồng cát thiếu nước tưới vào mùa khô nên nếu được trên tiếp tục đầu tư hạ thế lưới điện phục vụ trồng màu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi phù hợp, góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định kinh tế, nhất là đối với hộ nghèo, đồng bào Khmer.
Điện phục vụ sản xuất không chỉ cần thiết đối với người dân trồng khoai môn xã Đại An mà nhiều địa phương khác trong huyện Trà Cú cũng rất cần có điện phục vụ trồng màu, tuy nhiên, số đường điện hạ thế phục vụ trồng màu không nhiều, không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của người dân. Ông Huỳnh Văn Danh, Phó Trưởng phòng Công thương huyện Trà Cú cho biết: Nhu cầu điện phục vụ sản xuất của người dân trong huyện còn khá cao, 02 năm nay, chúng tôi có đề nghị kéo một số tuyến điện phục vụ trồng màu nhưng chưa được triển khai thực hiện, nếu đủ điện phục vụ sản xuất thì không chỉ người dân Đại An phát triển diện tích khoai môn mà nhiều địa phương khác cũng tăng diện tích các loại màu đạt giá trị kinh tế cao như bắp, đậu phộng… góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cho nông dân, đưa kinh tế địa phương thêm phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Nhìn chung, thị trường thủy sản tươi sống tại TP Cần Thơ đang rất đa dạng về chủng loại, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng. Theo dự đoán của nhiều tiểu thương, giá một số loại thủy sản có xu hướng còn giảm trong thời gian tới, nhất là các loại cá nuôi do năm nay người dân phát triển nuôi nhiều.

Ngư dân Nguyễn Dương, chủ tàu cá QNg – 46814 TS, cùng với bạn chài chuyển những rổ ruốc vào bờ bán cho thương lái. Anh cho biết: “Những ngày cận Tết, ngư dân đánh bắt gần bờ như tụi tui thường trúng đậm ruốc và cá cơm. Chỉ sau một đêm, mỗi tàu kiếm được hàng chục triệu đồng. Chủ tàu thu được từ 6 -10 triệu, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng”.

Diện tích nuôi tôm công nghiệp năm 2014 ở huyện Đầm Dơi hơn 365 ha, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp trong huyện hơn 2.690 ha, năng suất đạt từ 5 - 7 tấn/ha, diện tích nuôi tôm quang canh cải tiến hơn 9.000 ha. Xây dựng 9 mô hình sản xuất có hiệu quả ở các xã Tân Dân, Tân Thuận, Tân Đức, Nguyễn Huân và thị trấn Đầm Dơi.

Lỡ vụ cá tết - vụ cá luôn được đặt nhiều kỳ vọng trúng mùa, trúng giá do ảnh hưởng của thời tiết thất thường hoặc ô nhiễm nguồn nước - đang là nỗi lo của không ít các hộ nông dân nuôi cá. Ông Võ Anh Đang, Chủ nhiệm Hợp tác xã thủy sản Đa Tôn (huyện Tân Phú) chia sẻ, hồ Đa Tôn được hợp tác xã thuê đầu tư nuôi cá theo hướng để các loài cá sinh trưởng như bên ngoài tự nhiên nên vụ thu hoạch chính là vào thời điểm cuối năm, khi nước hồ cạn bớt nước.

Nhìn lại năm 2014, thời tiết tương đối thuận lợi cho những chuyến biển. Một năm làm ăn hiệu quả của tàu thuyền có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Phan Thiết tuy không phải đô thị 100% tập trung về ngư nghiệp nhưng nghề biển đã gắn bó từ rất lâu đời với những địa phương như Đức Thắng, Đức Nghĩa, Bình Hưng, Hưng Long, Đức Long, Hàm Tiến, Mũi Né…