Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhu cầu điện phục vụ trồng khoai môn của nông dân Đại An (Trà Vinh)

Nhu cầu điện phục vụ trồng khoai môn của nông dân Đại An (Trà Vinh)
Ngày đăng: 03/07/2015

Tìm hiểu chúng tôi được biết, khoai môn thích hợp trồng trên đất giồng cát, tại xã Đại An, khoai môn chủ yếu được trồng tại ấp Giồng Lớn A và Cây Da với diện tích 30,1ha của 130 hộ, tăng khá nhiều so với những năm trước đây. |Tuy nhiên, khoai môn ở Đại An được trồng chủ yếu vào mùa nắng nên để đảm bảo năng suất, ngoài yếu tố giống, kỹ thuật, công chăm sóc thì phải cần đủ nước tưới. Theo người dân địa phương, trồng khoai môn cực công hơn nhiều loại hoa màu khác, do thời gian sinh trưởng kéo dài đến 05 tháng, chủ yếu xuống giống vào khoảng tháng 10 - 11 (âm lịch), khi đất cạn nước, đến khoảng tháng 3 - 4 (âm lịch) thì vào thời điểm thu hoạch. Do khoai môn chủ yếu trồng vào mùa nắng, lúc bắt đầu cho củ, cần phải cung cấp đủ nước thì môn mới đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy, nhu cầu kéo điện phục vụ tưới tiêu là cần thiết.

Khoảng năm 2011, dự án kéo điện phục vụ trồng màu (chủ yếu là cây khoai môn) được triển khai tại xã Đại An, qua đó, xã được kéo 02 tuyến đường điện phục vụ trồng màu, tổng chiều dài 03km, giúp người dân thuận lợi trong sản xuất, ổn định thu nhập. Trong đó, tuyến đường điện ngang ấp Giồng Lớn A hạ thế khoảng 03 năm nay, dài 1,1km, còn lại tuyến điện ấp Cây Da dài 1,9km. Tuy nhiên, toàn tuyến điện ấp Giồng Lớn A chưa được hạ thế hết để phục vụ sản xuất, chiều dài còn lại khoảng 1,9km.

Ông Kim Than, cán bộ nông nghiệp xã Đại An cho biết: Thời điểm này, khoai môn thu hoạch gần hết, năng suất bình quân đạt 16 tấn/ha, với giá bán 12.000 - 16.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận bình quân 100 - 120 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ đạt lợi nhuận 200 triệu đồng/ha, đây là mức lợi nhuận khá cao đối với người dân trong xã. Tuy nhiên, xã còn 13,6ha đất trồng lúa-màu nhưng chưa có điện phục vụ nên mùa khô một số diện tích đất còn bỏ trống. Ông Thạch Long, Trưởng ban nhân dân ấp Giồng Lớn A chia sẻ: Có điện phục vụ tưới tiêu, chúng tôi sản xuất thuận lợi hơn, trong ấp còn khá nhiều diện tích đất chưa được hạ thế điện phục vụ sản xuất nên người dân không phát triển diện tích khoai môn, nếu đủ điện phục vụ, khả năng tất cả diện tích này sẽ chuyển sang trồng khoai môn vì hiệu quả kinh tế khá hơn nhiều loại cây màu khác, còn nếu không có điện người dân khó tăng thêm diện tích vì so với nhiều loại cây màu khác, khoai môn rất cực công tưới nước.

Ông Trần Minh Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Đại An cho biết: Do điều kiện tự nhiên, xã Đại An còn nhiều diện tích đất giồng cát chỉ trồng được 01 vụ lúa kết hợp 01 - 02 vụ màu/năm nên sau vụ thu hoạch môn, nông dân trồng tiếp các loại hoa màu khác như bắp, đậu xanh, mướp… đến lúc mưa xuống mới bắt đầu trồng lúa. Tuy nhiên, xã còn khá nhiều diện tích đất giồng cát thiếu nước tưới vào mùa khô nên nếu được trên tiếp tục đầu tư hạ thế lưới điện phục vụ trồng màu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi phù hợp, góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định kinh tế, nhất là đối với hộ nghèo, đồng bào Khmer.

Điện phục vụ sản xuất không chỉ cần thiết đối với người dân trồng khoai môn xã Đại An mà nhiều địa phương khác trong huyện Trà Cú cũng rất cần có điện phục vụ trồng màu, tuy nhiên, số đường điện hạ thế phục vụ trồng màu không nhiều, không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của người dân. Ông Huỳnh Văn Danh, Phó Trưởng phòng Công thương huyện Trà Cú cho biết: Nhu cầu điện phục vụ sản xuất của người dân trong huyện còn khá cao, 02 năm nay, chúng tôi có đề nghị kéo một số tuyến điện phục vụ trồng màu nhưng chưa được triển khai thực hiện, nếu đủ điện phục vụ sản xuất thì không chỉ người dân Đại An phát triển diện tích khoai môn mà nhiều địa phương khác cũng tăng diện tích các loại màu đạt giá trị kinh tế cao như bắp, đậu phộng… góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cho nông dân, đưa kinh tế địa phương thêm phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Nga Cần Nhập Nhiều Nông Sản Khối Lượng Lớn Nga Cần Nhập Nhiều Nông Sản Khối Lượng Lớn

Để tăng cường công tác thông tin, XTTM và đẩy mạnh XK nông sản, thủy sản, thực phẩm sang Nga, Cục XNK (Bộ Công thương) cùng Cơ quan đại diện LB Nga tại Việt Nam vừa tổng hợp danh sách và công bố nhu cầu NK nông sản, thủy sản và thực phẩm từ Việt Nam.

06/10/2014
Không Nâng Chất Lượng, Cá Ngừ Rất Khó Đi Nhật Không Nâng Chất Lượng, Cá Ngừ Rất Khó Đi Nhật

Để có sự kiện này, lãnh đạo tỉnh Bình Định, ngành chức năng và trực tiếp là Cty BIDIFISCO đã mất nhiều thời gian, công sức, dồn mọi nỗ lực từ việc xúc tiến thương mại đến công tác vận động ngư dân thay đổi kỹ thuật đánh bắt, bảo quản cá ngừ…nhưng kết quả mang lại không như mong đợi.

06/10/2014
Khánh Hòa Nuôi Tôm Trên Ruộng Muối Khánh Hòa Nuôi Tôm Trên Ruộng Muối

Những năm qua, diêm dân ở phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ độc canh làm muối mà còn luân canh nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên ruộng muối khi vụ muối kết thúc…

06/10/2014
Kiên Quyết Ngăn Chặn Buôn Bán Và Chế Biến Tôm Có Tạp Chất Kiên Quyết Ngăn Chặn Buôn Bán Và Chế Biến Tôm Có Tạp Chất

Chiều ngày 3/10, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau chủ trì làm việc với 3 tỉnh: Bạc Liêu, Kiên Giang và Sóc Trăng để bàn bạc kế hoạch thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất.

06/10/2014
Bình Định Kết Thúc Vụ Nuôi Tôm Năm 2014 Lại Điệp Khúc “Được Mùa, Rớt Giá” Bình Định Kết Thúc Vụ Nuôi Tôm Năm 2014 Lại Điệp Khúc “Được Mùa, Rớt Giá”

Năm 2014, toàn tỉnh Bình Định có 2.180 ha mặt nước được đưa vào nuôi tôm. Nhờ thực hiện khá nghiêm túc lịch thời vụ, kiểm dịch tôm giống, thực hiện mô hình nuôi tôm cộng đồng… nên hầu hết các địa phương đã hạn chế được tình trạng dịch bệnh, năng suất tôm đạt khá. Tuy nhiên, do giá tôm thường xuyên nằm ở mức thấp làm cho thu nhập của người nuôi tôm giảm sút.

06/10/2014