Nhu Cầu Cá Thịt Trắng Ở Nga Tiếp Tục Tăng

Các nhà cung cấp thịt trắng lớn nhất của Nga đang nhận thấy, nhu cầu trong nước đang tăng mạnh, trong khi XK vẫn diễn ra bình thường, ít nhất là vào thời điểm này.
Sau khi Nga ban hành lệnh cấm NK vào 7/8/2014, gây ra tác động đáng kể đến lĩnh vực thủy sản toàn cầu, nhu cầu thủy sản khai thác của Nga tăng lên.
Russian Sea Catching (RSC), là một trong công ty đánh bắt cá minh thái lớn nhất của Nga đã thấy nhu cầu cá minh thái và cá trích tăng trên thị trường trong nước.
Ocean Trawlers, đơn vị XK của Karat Group (Nga), chuyên bán cá tuyết, cá tuyết chấm đen, cá minh thái và các loài cá khác cho thị trường nội địa cũng đưa ra thông tin tương tự.
Mặc dù các XK của các DN vẫn bình thường, nhưng tương lai có thể sẽ bất ổn. Người ta nghi ngờ rằng, chính phủ và các công ty khai thác thủy sản có thể họp về việc hạn chế hoặc cấm XK.
Cá minh thái XK của Nga, chủ yếu là cá bỏ đầu và ruột (H&G)đ ược đưa sang Trung Quốc để chế biến và sau đó lại XK sang châu Âu hay Mỹ. Hoạt động này vẫn đang bình thường.
Các tàu cá của Nga đang đánh bắt trong vùng biển được kiểm soát và có xu hướng phục vụ thị trường nội địa nhiều hơn. Giá cá tuyết H&G đang tiếp tục tăng và hiện nay ở mức khoảng 3.300 USD /tấn và Nga là một thị trường tốt.
Đối với sản phẩm cá phile được cấp đông ngay trên biển, thị trường Nga có tăng trưởng nhưng vẫn còn hạn chế, thị trường Mỹ và châu Âu vẫn là đầu ra chính.
Hiện tại châu Âu và Mỹ chưa có biện pháp trả đũa.
Hàng nhập khẩu có thể được thay thế
XK trung bình chiếm 50-80% tổng sản lượng đánh bắt của các công ty Viễn Đông của Nga. Năm 2013, đánh bắt cá trích Nga, ở cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đạt khoảng 480.000 tấn, XK khoảng 250 – 300 nghìn tấn và NK khoảng 80-100 nghìn tấn. Các ngành đánh bắt cá của Nga có khả năng thay thế thủy sản NK.
Chắc chắn thị trường Nga sẽ phải thay thế cá hồi NK để cung cấp cho các kênh bán hàng hiện có, nhưng sẽ rất khó nếu không có cá từ Na Uy. Không phải cái gì có thể thay thế trực tiếp. Cá hồi tươi Na Uy là ví dụ. Thủy sản đông lạnh từ Chile có khả năng đi vào thị trường Nga với khối lượng lớn hơn, nhưng điều này không thay thế trực tiếp cho cá Na Uy tươi.
Có thể bạn quan tâm

Với huyện Trà Bồng, đây là điều đáng lo ngại bởi nguy cơ giảm sút, mai một giống quế bản địa, ảnh hưởng lớn đến thương hiệu quế Trà Bồng. Để lưu giữ, phát triển giống quế đặc sắc này, huyện Trà Bồng đang triển khai nhân rộng nhiều mô hình, vùng nguyên liệu quế.

Nhiều hộ dân trồng cao su tiểu điền ở 2 huyện Sông Hinh, Sơn Hòa (Phú Yên) đang điêu đứng vì giá cao su giảm mạnh. Một số người bỏ vườn, không cạo mủ vì không đủ tiền thuê nhân công.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện nay trên cây tiêu, bệnh tuyến trùng gây hại 150ha, tỉ lệ hại 5 đến 10% rễ; bệnh đốm lá gây hại 20ha, tỉ lệ bệnh 5 đến 15% lá, tập trung tại các xã Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây (huyện Tây Hòa, Phú Yên). Ngoài ra, bệnh thán thư và bệnh chết chậm còn xảy ra trên 10ha tiêu. Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 687ha tiêu, trong đó huyện Tây Hòa 573ha, năng suất bình quân 23 tạ/ha. Với giá bán dao động từ 150.000 đến 170.000 đồng/kg, mỗi héc ta tiêu đạt doanh thu 400 triệu đồng. Tuy nhiên, những năm qua việc trồng tiêu ở Phú Yên còn mang tính tự phát nên rất khó đầu tư và quản lý sản phẩm. Điều này dẫn đến trình độ thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên cây trồng này ở mức cao.

Năm 2014, nông dân thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) canh tác mía với diện tích 2.690ha, mía trong giai đoạn từ 5-6 tháng tuổi, chủ yếu ở các xã: Tân Tiến, Hỏa Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và phường VII. Trong những ngày qua, mưa nhiều làm cho diện tích sâu bệnh trên cây mía tăng đáng kể.

Mô hình trồng chuối già hương tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNUDCNC) An Thái, huyện Phú Giáo (Bình Dương) do Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) làm chủ đầu tư đã phát huy hiệu quả.