Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhộn nhịp mùa cóc

Nhộn nhịp mùa cóc
Ngày đăng: 03/07/2015

Cây cóc được bà con ở nơi đây trồng xen canh với nhiều loại trái khác nhằm tận dụng nguồn đất trống đồng thời tạo thu nhập xen kẽ.

Chạy dọc theo những con đường ở Phong Điền (Cần Thơ) và Châu Thành (Hậu Giang) không ai là không khỏi ngỡ ngàng trước những vườn cóc xanh um, được bà con nơi đây trồng ngay hàng thẳng lối và đều ăm ắp. Vào mùa trái, dọc hai ven đường ngập tràn Cóc chín, hương thơm tỏa lan. Mặc dù, không phải là loại cây chủ lực cũng không mang lại thu nhập trăm triệu như những loài trái cây đặc sản khác, thế nhưng cây Cóc vẫn luôn tồn tại lặng thầm, góp phần cải thiện thu nhập cho bà con nơi này.

Theo ông Nguyễn Văn Hào (ngụ xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), cóc là cây dễ trồng thích nghi với nhiều loại đất, ít sâu bệnh, thu hoạch xong chừng vài tháng sau cây lại tiếp tục cho trái.

Với hơn 50 gốc cóc, gia đình ông Hào thu hoạch mỗi đợt khoảng 300kg trái, thương lái đến tận chỗ thu mua, với mức giá từ 6.500 - 7.000 đồng/kg như hiện nay, trừ hết chi phí, mỗi đợt ông Hào lãi 16 - 17 triệu đồng.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Bé (ngụ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), cũng trồng xen canh góc bên cạnh 2 ha dâu Xiêm và dâu bòn bon. Theo anh Bé, trồng cóc không tốn chi phí nhiều lại dễ tiêu thụ, ít khi nào bị dội chợ hay o ép giá. Cóc cao nhất khoảng 10.000 đồng/kg, thấp nhất cũng 3000 đồng/kg. Do không phải cây trồng chủ lực nên gia đình không lo lắng hay phải đầu tư quá nhiều về công chăm sóc, thế nhưng cứ mỗi lần đến mùa thu hoạch, số tiền thu về không dưới 30 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Đức, Úc giúp Việt Nam bảo tồn hệ sinh thái ven biển Đức, Úc giúp Việt Nam bảo tồn hệ sinh thái ven biển

Ngày 29.7, đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho biết tổ chức này cùng với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn vừa ký thực hiện hai chương trình hợp tác là Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái tại VN và Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là Chương trình ICMP) giai đoạn 2.

30/07/2015
Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn

Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.

30/07/2015
Thanh Hóa dừng xây dựng đề án phát triển cây mắc ca Thanh Hóa dừng xây dựng đề án phát triển cây mắc ca

Ngày 30-7, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền vừa đồng ý với đề nghị của sở về việc dừng xây dựng đề án quy hoạch, phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

30/07/2015
Bài học sử dụng phân bón trong sản xuất Bài học sử dụng phân bón trong sản xuất

Phân bón được coi là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, năng suất của cây trồng và gây thiệt hại về kinh tế. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra một số trường hợp như vậy, gây thiệt hại, lo lắng cho nhiều hộ dân.

30/07/2015
Tăng cường quản lý bệnh đạo ôn trên lúa mùa Tăng cường quản lý bệnh đạo ôn trên lúa mùa

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, bệnh đạo ôn đã bắt đầu xuất hiện, gây hại với tỷ lệ phổ biến 1-2%, nơi cao 20%, cục bộ theo chòm trên lúa mùa tại các huyện: Điện Biên, Tủa Chùa, Mường Nhé, TP. Điện Biên Phủ…

30/07/2015