Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhộn nhịp mùa cóc

Nhộn nhịp mùa cóc
Ngày đăng: 03/07/2015

Cây cóc được bà con ở nơi đây trồng xen canh với nhiều loại trái khác nhằm tận dụng nguồn đất trống đồng thời tạo thu nhập xen kẽ.

Chạy dọc theo những con đường ở Phong Điền (Cần Thơ) và Châu Thành (Hậu Giang) không ai là không khỏi ngỡ ngàng trước những vườn cóc xanh um, được bà con nơi đây trồng ngay hàng thẳng lối và đều ăm ắp. Vào mùa trái, dọc hai ven đường ngập tràn Cóc chín, hương thơm tỏa lan. Mặc dù, không phải là loại cây chủ lực cũng không mang lại thu nhập trăm triệu như những loài trái cây đặc sản khác, thế nhưng cây Cóc vẫn luôn tồn tại lặng thầm, góp phần cải thiện thu nhập cho bà con nơi này.

Theo ông Nguyễn Văn Hào (ngụ xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), cóc là cây dễ trồng thích nghi với nhiều loại đất, ít sâu bệnh, thu hoạch xong chừng vài tháng sau cây lại tiếp tục cho trái.

Với hơn 50 gốc cóc, gia đình ông Hào thu hoạch mỗi đợt khoảng 300kg trái, thương lái đến tận chỗ thu mua, với mức giá từ 6.500 - 7.000 đồng/kg như hiện nay, trừ hết chi phí, mỗi đợt ông Hào lãi 16 - 17 triệu đồng.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Bé (ngụ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), cũng trồng xen canh góc bên cạnh 2 ha dâu Xiêm và dâu bòn bon. Theo anh Bé, trồng cóc không tốn chi phí nhiều lại dễ tiêu thụ, ít khi nào bị dội chợ hay o ép giá. Cóc cao nhất khoảng 10.000 đồng/kg, thấp nhất cũng 3000 đồng/kg. Do không phải cây trồng chủ lực nên gia đình không lo lắng hay phải đầu tư quá nhiều về công chăm sóc, thế nhưng cứ mỗi lần đến mùa thu hoạch, số tiền thu về không dưới 30 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Lồng Mới Trên Sông Kinh Thầy Mô Hình Nuôi Cá Lồng Mới Trên Sông Kinh Thầy

Nam Tân là một trong những xã nuôi trồng thuỷ sản mạnh nhất trong huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã có từ 120-130 ha mặt nước tự nhiên, sản lượng thuỷ sản của xã chiếm trên 1/4 tổng sản lượng của toàn huyện (từ 27-28%), hàng năm thu được khoảng 500-550 tấn cá (sản lượngtoàn huyện Nam Sách khoảng hơn 2.000 tấn/năm).

27/06/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Nhông Ở Xã Vùng Cát Bình Sa Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Nhông Ở Xã Vùng Cát Bình Sa

Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh. Trong nhiều năm qua tỉnh đã thu hút được nhiều dự án, chủ yếu là các dự án trồng rừng phòng hộ ven biển chống cát bay như PACSA, JICA… đã đem lại hiệu quả rất lớn về kinh tế - xã hội và môi trường.

27/06/2013
Thêm Cây Khóm Cho Đồng Đất Cà Mau Thêm Cây Khóm Cho Đồng Đất Cà Mau

Hơn 5 năm qua, khi nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác khiến nông dân bao phen điêu đứng vì giá cả, dịch bệnh thì cây khóm lại bám rễ ngày một sâu hơn. Vị thế cây khóm dần được khẳng định, nhiều hộ dân xã Trí Lực, huyện Thới Bình chọn là cây trồng cho thu nhập chính.

28/06/2013
Rắn Hổ Hèo – Đối Tượng Nuôi Mới Của Nhà Nông Rắn Hổ Hèo – Đối Tượng Nuôi Mới Của Nhà Nông

Sau khi đi tham quan mô hình nuôi rắn của một người quen ở tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Văn Tài, ở ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, nhận thấy loài rắn hổ hèo (miền Đông gọi là long thừa) rất dễ nuôi. Do đặc tính lành, không độc nên ông quyết định mua giống về nuôi thử nghiệm, bước đầu cho thấy rất khả quan.

28/06/2013
Khôi Phục Khóm Cầu Đúc Khôi Phục Khóm Cầu Đúc

Thời gian qua, các ngành chức năng của tỉnh Hậu Giang và thành phố Vị Thanh đầu tư khoa học kỹ thuật và giống khóm giúp bà con nông dân phục tráng giống khóm Cầu Đúc, kết quả đến nay, Hợp tác xã khóm Thạnh Thắng xã Hỏa Tiến có 7 hộ với 6ha được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

28/06/2013