Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhóm hàng rau quả, thủy sản sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ TPP

Nhóm hàng rau quả, thủy sản sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ TPP
Ngày đăng: 06/11/2015

Đó là phát biểu của ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Hội nghị toàn thể Chương trình Hỗ trợ Quốc tế (ISG) 2015 với chủ đề “Việt Nam gia nhập TPP-Triển vọng và giải pháp cho ngành nông nghiệp” diễn ra tại Hà Nội ngày 6/11.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở cho Việt Nam một thị trường xuất khẩu rộng lớn với nhiều mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp chủ lực của Việt Nam có mức thuế bằng 0%.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho biết một cơ hội khác lớn hơn là vấn đề đầu tư xuyên quốc gia đi kèm với khoa học công nghệ tiên tiến và nâng cao trình độ kỹ năng lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao quy mô phát triển sản xuất, đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhìn nhận tham gia Hiệp định TPP, ngành nông nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi phải chịu sức ép cạnh tranh lớn với hàng nhập khẩu ngay trên thị trường trong nước.

Tuy cắt giảm thuế nhưng nhiều nước vẫn còn hàng rào phi thuế cao.

Các quy định khác của TPP về bảo vệ bản quyền (giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y), lao động, nguồn gốc xuất xứ, bảo vệ môi trường cũng rất chặt chẽ.

Đặc biệt, đối với những ngành kém lợi thế, sức cạnh tranh yếu sẽ bị thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau.

Trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, Việt Nam cam kết đưa khoảng 98% mặt hàng vào lộ trình cam kết xóa bỏ thuế quan với các lộ trình từ xóa bỏ ngay, từ năm thứ 3, từ năm thứ 8, năm thứ 11 đến năm thứ 12 hoặc năm thứ 13 tùy sản phẩm.

Việt Nam giữ được lộ trình xóa bỏ tương đối dài với hai nhóm hàng nhạy cảm là thịt lợn và thịt gà mặc dù Việt Nam đã có cam kết mở cửa tại các hiệp định tự do ASEAN và ASEAN+.

Đồng thời, duy trì mức bảo hộ đối với 3 mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan tại WTO có cải thiện về ưu đãi thuế suất là đường, trứng, muối.

Các cam kết về tiếp cận thị trường của Hiệp định sẽ mở ra các cơ hội thị trường lớn hơn cho nông lâm thủy sản Việt Nam.

Đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai thị trưởng xuất khẩu quan trọng hàng đầu đối với nông lâm thủy sản Việt Nam.

Với Hoa Kỳ và Canada, Việt Nam đạt được thỏa thuận tiếp cận thị trường đáng kể với khoảng 98% và 99% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản; 92,68% và 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản; 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với Việt Nam.

Với Nhật Bản, mặc dù đồng ý để Nhật Bản loại trừ mặt hàng gạo khỏi cam kết, Việt Nam đã đạt được mức cải thiện đáng kể so với Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA).

So với VJEPA, Việt Nam cải thiện được trên 38% dòng hàng hóa, xóa bỏ thuế quan ngay đối với 78% kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản; cải thiện hơn 64% dòng hàng hóa thủy sản, xóa bỏ thuế quan ngay đối với gần 91% kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào Việt Nam; cải thiện khoảng 17% dòng gỗ, xóa bỏ thuế quan ngay đối với gần 97% kim ngạch xuất khẩu gỗ vào Nhật Bản.

Để tận dụng triệt để cơ hội mà Hiệp định TPP mang lại, giảm thiểu tác động của các thách thức đã và đang phải đối mặt, ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho rằng phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa nông lâm thủy sản Việt Nam.

Cần tăng cường nhân lực, nâng cao năng suất lao động, phát triển lực lượng lao động tiên tiến phục vụ cho ngành.

Ngành nông nghiệp cũng cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Nhiều đại biểu cho rằng định hướng phát triển sản xuất cũng như trong công tác tuyên truyền của ngành nông nghiệp cần gắn với Hiệp định TPP.

Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam, cho hay với Hiệp định TPP, ngành nông nghiệp cần có giải pháp cụ thể đối với từng ngành hàng.

Những nội dung chi tiết của Hiệp định cần được phổ biến rộng rãi tới tận doanh nghiệp, địa phương cũng như cả nông dân để cùng chủ động trong sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cua Xanh Thương Phẩm Kết Hợp Với Tôm Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cua Xanh Thương Phẩm Kết Hợp Với Tôm

Hiện nay, cua xanh thương phẩm được coi là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả. Những năm gần đây, bà con vùng nuôi trồng thủy sản xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đã đưa vào nuôi bằng hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép đối tượng khác, đem lại hiệu quả khá cao.

26/01/2015
Cá Ngừ Đại Dương Tín Hiệu Tích Cực Cho Năm Mới Cá Ngừ Đại Dương Tín Hiệu Tích Cực Cho Năm Mới

Lâu nay, cách câu cá ngừ đại dương truyền thống của ngư dân bằng vàng câu, thẻo câu và thậm chí câu bằng đèn cao áp, do đó cá ngừ sau khi đưa lên tàu đã không còn giữ được sắc đỏ của thịt nên thường chỉ làm được đông lạnh hoặc đóng hộp. Đây là lý do giải thích vì sao, Việt Nam hiện chỉ xuất khẩu cá ngừ ở dạng đông lạnh hay đóng hộp.

26/01/2015
Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Lúa - Cá Ở Hoa Lư (Ninh Bình) Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Lúa - Cá Ở Hoa Lư (Ninh Bình)

Trên địa bàn huyện Hoa Lư (Ninh Bình), diện tích đất nông nghiệp ở một số xã của huyện nằm trong vành đai đê bảo vệ của các con sông, từ tháng 7 đến tháng 10 thường xuyên chịu tác động của mưa lũ, mực nước dâng cao dễ gây nên ngập úng trên diện rộng.

26/01/2015
Thực Hiện Các Biện Pháp Cấp Bách Kiểm Soát Tồn Dư Hóa Chất Kháng Sinh Trong Sản Xuất Và Xuất Khẩu Thủy Sản Thực Hiện Các Biện Pháp Cấp Bách Kiểm Soát Tồn Dư Hóa Chất Kháng Sinh Trong Sản Xuất Và Xuất Khẩu Thủy Sản

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn yêu cầu các ngành hữu quan tỉnh đẩy mạnh thực hiện các biện pháp cấp bách kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản theo tinh thần Chỉ thị số 10318 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

26/01/2015
Tôm Hùm Đứng Giá Tôm Hùm Đứng Giá

Ông Nguyễn Văn Tuấn, một người nuôi tôm hùm ở đảo Bình Ba, xã Cam Bình (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa), cho biết: Nếu như mọi năm càng gần tết, giá tôm hùm thương phẩm càng tăng mạnh, thì khoảng 2 tháng nay giá tôm hùm vẫn đứng ở mức trên, thấp hơn thời điểm này năm ngoái từ 200 - 300 ngàn đồng/kg. Nhiều người nuôi tôm hùm vẫn tiếp tục chăm sóc đợi giá nhích lên mới xuất bán.

26/01/2015