Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhổ Rau Cho Bò Ăn Ở Quảng Ngãi

Nhổ Rau Cho Bò Ăn Ở Quảng Ngãi
Ngày đăng: 21/02/2014

Những ngày sau tết, nhiều người dân tại các vùng rau chuyên canh ở Quảng Ngãi rơi vào cảnh dở khóc dở mếu do giá rau rẻ như bèo, tiền bán rau không đủ trả tiền công.

Bà Cao Thị Xin (xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi) cho biết sau gần hai tháng chăm sóc 3 sào xà lách, gia đình đã choáng váng khi rau xà lách chỉ được mua giá... 300-500 đồng/kg, giảm mạnh so với mức 2.000-3.000 đồng/kg trước tết. Tiền bán rau không đủ trả tiền công, bà Xin chỉ còn biết mỗi ngày ra ruộng cắt rau đem về... bằm cho gà vịt ăn.

Cạnh đó, bà Trần Thị Kiệng cũng ngậm ngùi nhổ bỏ hơn 2 sào tần ô và rau cải để trồng ớt do giá rau tần ô hiện chỉ còn 500 đồng/kg, trong khi trước tết lên tới 15.000-20.000 đồng/kg.

Tại vùng rau xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh, nhiều người dân cũng hái đậu côve đem về cho bò ăn do giá chỉ còn 1.000 đồng/kg. Các vùng rau chuyên canh lớn tại Quảng Ngãi như Nghĩa Dũng (TP Quảng Ngãi), Tịnh Long, Tịnh An (huyện Sơn Tịnh)... đều chung cảnh tượng là hàng trăm hecta rau đã quá lứa nhưng vẫn còn “trơ” giữa ruộng, cỏ mọc um tùm.

“Chưa có năm nào giá rau lại rớt như vụ rau này, nhiều người trồng rau tiền mất nợ mang” - ông Cao Ba (xã Nghĩa Dũng) than. Theo ông Ba, toàn bộ rau cải gia đình ông đều đem về cho bò, heo ăn thay vì bán, thiệt hại hơn 7 triệu đồng vốn trồng rau ở vụ này.

Theo nhiều người trồng rau, nguyên nhân giá rau rẻ như bèo sau tết là bởi cung vượt cầu khi vùng nào cũng ồ ạt trồng rau để “canh” bán sau tết. Thị trường tiêu thụ rau sau tết ở Quảng Ngãi không “sốt” như mọi năm, rau của nông dân chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh nên không thể giải phóng được hàng trăm tấn rau ngoài đồng. Mặt khác, người trồng rau thường tự trồng rồi tự tìm nguồn tiêu thụ nên thường bị động ở đầu ra, dẫn tới cảnh “được mùa mất giá” và ít có hệ thống siêu thị để tiêu thụ rau.


Có thể bạn quan tâm

Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Từ Góc Nhìn Khoa Học Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Từ Góc Nhìn Khoa Học

Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn ra ở hầu hết các vùng trọng điểm nuôi tôm, trong đó các tỉnh khu vực ĐBSCL thiệt hại nặng nề nhất. Dịch bệnh hoại tử gan tuỵ cấp xuất hiện trên cả 2 đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Theo báo cáo của Tổng Cục thuỷ sản, diện tích tôm bệnh chiếm gần 30% diện tích tôm nuôi, chủ yếu là bệnh đốm trắng, đầu vàng và gan tuỵ cấp.

07/07/2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Tăng Trưởng Trong Khó Khăn Xuất Khẩu Thủy Sản Tăng Trưởng Trong Khó Khăn

Trong 5 tháng đầu năm 2014, vượt qua khó khăn, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đang dần hồi phục. Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2013. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị toàn thể của VASEP tổ chức ngày 12/6 tại TP Hồ Chí Minh.

13/06/2014
Cam Ranh (Khánh Hòa) Cá Mú, Cá Chẻm Được Mùa, Được Giá Cam Ranh (Khánh Hòa) Cá Mú, Cá Chẻm Được Mùa, Được Giá

Vài năm trước, diện tích nuôi cá mú, cá chẻm trên địa bàn TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) phát triển rất lớn, nhưng do gặp dịch bệnh, năng suất thấp, rớt giá, lãi không cao nên nhiều hộ đã chuyển sang nuôi ốc hương hay trồng rong. Tuy nhiên năm nay việc nuôi cá mú, cá chẻm lại rất thuận lợi, giá bán cao nên người nuôi rất phấn khởi.

07/07/2014
Ngăn Chặn Tình Trạng Bơm Chích Tạp Chấtt, Thu Mua, Vận Chuyển Nguyên Liệu Thủy Sản Chứa Tạp Chất Ngăn Chặn Tình Trạng Bơm Chích Tạp Chấtt, Thu Mua, Vận Chuyển Nguyên Liệu Thủy Sản Chứa Tạp Chất

Để nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản xuất khẩu, phòng ngừa trường hợp các thị trường nhập khẩu sẽ tẩy chay các mặt hàng tôm Việt Nam, gây hậu quả lớn cho nền kinh tế, ngày 11 tháng 6 năm 2014, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Hoàng Sa đã có ý kiến chỉ đạo thực hiện công tác ngăn chặn tình trạng bơm chích tạp chất, thu mua, vận chuyển nguyên liệu thủy sản chứa tạp chất.

14/06/2014
Tiền Hải (Thái Bình) Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm Tiền Hải (Thái Bình) Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm

Tính đến ngày 5/6, tại các xã Ðông Minh, Ðông Hải (Tiền Hải - Thái Bình) đã có 157 hộ nuôi tôm phát hiện thấy có hiện tượng tôm chết trong ao với tổng diện tích 18,232ha, số lượng 4,165 triệu con. Tuy tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng vẫn đang diễn biến phức tạp.

14/06/2014