Nho Ninh Thuận Sốt Giá Đầu Năm

Theo nhiều chủ vựa chuyên cung ứng mặt hàng nho ra thị trường, từ trước Tết Nguyên đán đến nay, nho Ninh Thuận luôn ở mức giá cao nhất từ nhiều năm trở lại đây.
Giá nho tăng cao ở mức cả nông dân lẫn những người kinh doanh mặt hàng nho đều ngỡ ngàng. Đối với loại nho đỏ, từ chỗ 30.000 đồng/ kg, giờ lên 40.000 đồng. Mức giá này, theo nhiều nhà vườn cũng như các vựa thu mua là cao nhất trong vòng 5-6 năm trở lại đây. Theo ước tính của nhiều nhà vườn, với mức giá cao như những ngày qua, người trồng nho có thể lãi trên dưới 25 triệu đồng/sào, sau khi trừ chi phí.
Cơn sốt giá này được dự báo sẽ giúp diện tích nho Ninh Thuận được phục hồi. Bởi người tiêu dùng sau một thời gian sử dụng nho ngoại nhập, nay lại có xu hướng tìm đến mặt hàng nho sản xuất trong nước. Như vậy, nho Ninh Thuận, một cây trồng đặc hữu trên vùng đất khô hạn nhất nước, đã có được lợi thế.
E ngại về chất bảo quản mặt hàng trái cây nhập từ nước ngoài khiến nhiều người tìm về trái cây sản xuất trong nước. Tâm lý này cũng đồng nghĩa, mặt hàng trái cây trong nước đang có cơ hội về mặt thị trường. Tất nhiên kèm với đó, bản thân mặt hàng trái cây trong nước phải được khẳng định về mặt chất lượng.
Theo Hiệp hội Nho Ninh Thuận, đầu tư sản xuất nho theo hướng VietGAP không nằm ở chi phí mà ở cách làm, nghĩa là mọi nông dân trồng nho đều có thể làm được. Nhiều người hy vọng, qua đợt sốt giá nho, qua việc lấy lại chỗ đứng thị trường của nho Ninh Thuận, những nông dân trồng nho sẽ ý thức hơn, trách nhiệm hơn trong việc đưa ra thị trường sản phẩm nho an toàn.
Có thể bạn quan tâm

Là đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng giống cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh, từ cuối năm 2012, Trung tâm Giống thủy sản Hà Tĩnh đã tập trung bổ sung tăng đàn, chăm sóc, nuôi vỗ tốt 3,6 tấn cá giống bố mẹ để chuẩn bị cho vụ sản xuất cá giống năm 2013.

Nằm ở vùng trũng nhất của huyện Ứng Hòa (Hà Nội), nhưng nhờ biết cách biến nhược điểm thành lợi thế, đến nay, xã Hòa Lâm đã tạo điều kiện cho nhiều mô hình trang trại đa canh phát triển. Điển hình là trang trại của ông Tạ Văn Thắng, thôn Đống Long.

Mặc dù chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo đã có hiệu lực từ ngày 20-2, thế nhưng, giá mua lúa trong dân thời gian qua vẫn chưa được cải thiện và còn nhiều điều nghịch lý, từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng lúa. Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã quyết định phơi lúa trữ lại dù chi phí cho mùa vụ cũ còn đó và đang đối mặt với đầu tư vốn liếng cho vụ lúa mới.

Bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện tình yêu biển đảo của ngư dân Quảng Nam. Mô hình “đồng quản lý vùng biển” là ví dụ sinh động.

Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.