Nho Ninh Thuận Sốt Giá Đầu Năm

Theo nhiều chủ vựa chuyên cung ứng mặt hàng nho ra thị trường, từ trước Tết Nguyên đán đến nay, nho Ninh Thuận luôn ở mức giá cao nhất từ nhiều năm trở lại đây.
Giá nho tăng cao ở mức cả nông dân lẫn những người kinh doanh mặt hàng nho đều ngỡ ngàng. Đối với loại nho đỏ, từ chỗ 30.000 đồng/ kg, giờ lên 40.000 đồng. Mức giá này, theo nhiều nhà vườn cũng như các vựa thu mua là cao nhất trong vòng 5-6 năm trở lại đây. Theo ước tính của nhiều nhà vườn, với mức giá cao như những ngày qua, người trồng nho có thể lãi trên dưới 25 triệu đồng/sào, sau khi trừ chi phí.
Cơn sốt giá này được dự báo sẽ giúp diện tích nho Ninh Thuận được phục hồi. Bởi người tiêu dùng sau một thời gian sử dụng nho ngoại nhập, nay lại có xu hướng tìm đến mặt hàng nho sản xuất trong nước. Như vậy, nho Ninh Thuận, một cây trồng đặc hữu trên vùng đất khô hạn nhất nước, đã có được lợi thế.
E ngại về chất bảo quản mặt hàng trái cây nhập từ nước ngoài khiến nhiều người tìm về trái cây sản xuất trong nước. Tâm lý này cũng đồng nghĩa, mặt hàng trái cây trong nước đang có cơ hội về mặt thị trường. Tất nhiên kèm với đó, bản thân mặt hàng trái cây trong nước phải được khẳng định về mặt chất lượng.
Theo Hiệp hội Nho Ninh Thuận, đầu tư sản xuất nho theo hướng VietGAP không nằm ở chi phí mà ở cách làm, nghĩa là mọi nông dân trồng nho đều có thể làm được. Nhiều người hy vọng, qua đợt sốt giá nho, qua việc lấy lại chỗ đứng thị trường của nho Ninh Thuận, những nông dân trồng nho sẽ ý thức hơn, trách nhiệm hơn trong việc đưa ra thị trường sản phẩm nho an toàn.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian dài cá tra giống sụt giảm, thì hiện đã tăng mạnh trở lại từ 2.000-3.000 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tháng 10.

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

Sau những đợt rét đậm kéo dài khiến nhiều hécta caosu bị chết, Hà Giang quyết định tạm dừng triển khai chương trình trồng loại cây này.

Chiều 9.4, ông Đỗ Kim Đồng – Trưởng phòng NNPTNT huyện Đông Hòa (Phú Yên) - cho biết, hiện đã có 80% diện tích trong tổng số 504 ha ao hồ ở hạ lưu sông Bàn Thạch thả nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại.

UBND tỉnh Hải Dương vừa phê duyệt Dự án “Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng sản xuất tập trung đối với các cây vải, ổi, na tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012-2015”.