Nho Ninh Thuận Sốt Giá Đầu Năm

Theo nhiều chủ vựa chuyên cung ứng mặt hàng nho ra thị trường, từ trước Tết Nguyên đán đến nay, nho Ninh Thuận luôn ở mức giá cao nhất từ nhiều năm trở lại đây.
Giá nho tăng cao ở mức cả nông dân lẫn những người kinh doanh mặt hàng nho đều ngỡ ngàng. Đối với loại nho đỏ, từ chỗ 30.000 đồng/ kg, giờ lên 40.000 đồng. Mức giá này, theo nhiều nhà vườn cũng như các vựa thu mua là cao nhất trong vòng 5-6 năm trở lại đây. Theo ước tính của nhiều nhà vườn, với mức giá cao như những ngày qua, người trồng nho có thể lãi trên dưới 25 triệu đồng/sào, sau khi trừ chi phí.
Cơn sốt giá này được dự báo sẽ giúp diện tích nho Ninh Thuận được phục hồi. Bởi người tiêu dùng sau một thời gian sử dụng nho ngoại nhập, nay lại có xu hướng tìm đến mặt hàng nho sản xuất trong nước. Như vậy, nho Ninh Thuận, một cây trồng đặc hữu trên vùng đất khô hạn nhất nước, đã có được lợi thế.
E ngại về chất bảo quản mặt hàng trái cây nhập từ nước ngoài khiến nhiều người tìm về trái cây sản xuất trong nước. Tâm lý này cũng đồng nghĩa, mặt hàng trái cây trong nước đang có cơ hội về mặt thị trường. Tất nhiên kèm với đó, bản thân mặt hàng trái cây trong nước phải được khẳng định về mặt chất lượng.
Theo Hiệp hội Nho Ninh Thuận, đầu tư sản xuất nho theo hướng VietGAP không nằm ở chi phí mà ở cách làm, nghĩa là mọi nông dân trồng nho đều có thể làm được. Nhiều người hy vọng, qua đợt sốt giá nho, qua việc lấy lại chỗ đứng thị trường của nho Ninh Thuận, những nông dân trồng nho sẽ ý thức hơn, trách nhiệm hơn trong việc đưa ra thị trường sản phẩm nho an toàn.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây nhất, đầu tháng 6, tại An Giang - vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long- các nhà quản lý, nhà khoa học đưa ra một khuyến cáo rất... lạ: Chuyển đổi trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô, nông dân sẽ hưởng lợi gấp 3 lần!

Từ một hộ nghèo nhất xã, nhờ nuôi ba ba, đến nay gia đình ông Nguyễn Tất Đạt (thôn Đồi Cao I, xã Yên Bình, thị xã Tam Điệp, Ninh Bình) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Từ nhiều năm nay, điệp khúc “được mùa mất giá” trong nông nghiệp liên tiếp tái diễn khiến nông dân “hụt hơi” trên mảnh đất của mình. Tháng 5, tháng 6 hàng năm là cao điểm mùa thu hoạch các loại trái cây của các nhà vườn như chôm chôm, thanh long, sầu riêng, mít, măng cụt…

Với việc sản xuất tập trung, sử dụng một loại giống lúa, cùng áp dụng một biện pháp canh tác, những mô hình “cánh đồng một giống” được triển khai trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Phú Bình đã đem lại hiệu quả rõ rệt, từng bước làm thay đổi tập quán canh tác của người nông dân, mở ra hướng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, từ đó tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Được sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, từ tháng 4-2012, xã Phước Thắng (Bác Ái) đã triển khai mô hình thâm canh sản xuất lúa nước trên diện tích 20 ha, với sự tham gia của 25 hộ dân. Sau 2 vụ sản xuất, đến nay các hộ dân đã thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu, cây lúa cho năng suất, hiệu quả khá, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.