Nho Ninh Thuận Sốt Giá Đầu Năm

Theo nhiều chủ vựa chuyên cung ứng mặt hàng nho ra thị trường, từ trước Tết Nguyên đán đến nay, nho Ninh Thuận luôn ở mức giá cao nhất từ nhiều năm trở lại đây.
Giá nho tăng cao ở mức cả nông dân lẫn những người kinh doanh mặt hàng nho đều ngỡ ngàng. Đối với loại nho đỏ, từ chỗ 30.000 đồng/ kg, giờ lên 40.000 đồng. Mức giá này, theo nhiều nhà vườn cũng như các vựa thu mua là cao nhất trong vòng 5-6 năm trở lại đây. Theo ước tính của nhiều nhà vườn, với mức giá cao như những ngày qua, người trồng nho có thể lãi trên dưới 25 triệu đồng/sào, sau khi trừ chi phí.
Cơn sốt giá này được dự báo sẽ giúp diện tích nho Ninh Thuận được phục hồi. Bởi người tiêu dùng sau một thời gian sử dụng nho ngoại nhập, nay lại có xu hướng tìm đến mặt hàng nho sản xuất trong nước. Như vậy, nho Ninh Thuận, một cây trồng đặc hữu trên vùng đất khô hạn nhất nước, đã có được lợi thế.
E ngại về chất bảo quản mặt hàng trái cây nhập từ nước ngoài khiến nhiều người tìm về trái cây sản xuất trong nước. Tâm lý này cũng đồng nghĩa, mặt hàng trái cây trong nước đang có cơ hội về mặt thị trường. Tất nhiên kèm với đó, bản thân mặt hàng trái cây trong nước phải được khẳng định về mặt chất lượng.
Theo Hiệp hội Nho Ninh Thuận, đầu tư sản xuất nho theo hướng VietGAP không nằm ở chi phí mà ở cách làm, nghĩa là mọi nông dân trồng nho đều có thể làm được. Nhiều người hy vọng, qua đợt sốt giá nho, qua việc lấy lại chỗ đứng thị trường của nho Ninh Thuận, những nông dân trồng nho sẽ ý thức hơn, trách nhiệm hơn trong việc đưa ra thị trường sản phẩm nho an toàn.
Có thể bạn quan tâm

Theo quy hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Gia Lai được chuyển 50.000 ha đất rừng nghèo, đất lâm nghiệp sang trồng cao su. Từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã cho phép 44 dự án của 17 doanh nghiệp (DN) triển khai trồng cao su trên địa bàn 5 huyện.

Do ảnh hưởng bởi nắng hạn kéo dài, hàng chục héc ta keo trên núi Hòn Ngang, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đã bị chết khô. Nhiều hộ dân trồng keo đã phải bán đổ bán tháo, những hộ khác cũng như đang ngồi trên đống lửa...
Ông Đỗ Thanh Ngọc - Trưởng trạm Thú y huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) cho biết, hiện có hơn 300 ngàn con vịt trên các cánh đồng của huyện do nông dân địa phương đang thu hoạch lúa hè thu. Chủ yếu là các đàn vịt chạy đồng của các hộ dân trên địa bàn huyện và một số đàn vịt ở các tỉnh lân cận như: An Giang, Long An.

Cùng với trứng vịt Đồng Rui, mật ong, khau nhục, bánh gật gù, kẹo lạc hồng, bánh chả... gà đồi Tiên Yên đang dần trở thành một thương hiệu mạnh, mang tính đặc trưng của vùng đất cửa ngõ miền Đông tỉnh Quảng Ninh…

Anh Bùi Văn Hoa ngụ ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp cho biết, gia đình anh có 4 nhân khẩu, trong đó có 2 lao động chính. Những năm trước đây, thu nhập chính của gia đình chủ yếu là trồng lúa với diện tích 0,9ha, lợi nhuận không cao.